Kế hoạch và quy hoạch là công tác bước đầu không thể thiếu đối với bất kỳ hoạt động phát triển của một lĩnh vực nào. Nó ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh tế địa phương cũng như việc phân bổ và sử dụng vốn. Công tác lập kế hoạch, lập quy hoạch tốt sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ của các bước tiếp theo. Các phương án quy hoạch tốt sẽ tạo hướng cho việc khai thác tiềm năng, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, quy hoạch nông nghiệp nói chung và quy hoạch nông nghiệp Phú Thọ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế như quy hoạch sản xuất không gắn với quy hoạch hạ tầng, quy hoạch công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch nông nghiệp không đồng bộ với quy hoạch các ngành khác; đặc biệt quy hoạch sản xuất không gắn với quy hoạch đất đai gây ảnh hưởng tới môi trường và xã hội.
- Tiếp tục tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch nông lâm nghiệp Phú Thọ đến 2020, định hướng năm 2030 trình kỳ họp thứ VII Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI. Trên cơ sở quy hoạch nông lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ được duyệt, xây dựng quy hoạch chi tiết cho các chương trình trọng điểm ưu tiên.
- Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây con đã có cho phù hợp. Đồng thời nghiên cứu xây dựng, bổ sung các đề án trồng rừng nguyên liệu giấy gắn với quy hoạch chế biến gỗ, cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển vùng chè tập trung, phát triển thủy sản, cây công nghiệp ngắn ngày, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng chợ và trung tâm thương mại nông thôn…
81
- Quy hoạch lại các vùng, các tiểu vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm với quy mô lớn, chủng loại, chất lượng phù hợp với thị trường, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến, bảo quản, thu gom, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các vùng kinh tế.
- Rà soát lại quỹ đất cho trồng mới, mở rộng diện tích trồng trọt tại các vùng trọng điểm, xác định diện tích trồng, diện tích đất xấu cần phải đầu tư cải tạo, cân đối vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến.
- Đối với lâm nghiệp: điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.
Tổ chức thực hiện quy hoạch
Sau khi quy hoạch được duyệt và điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu phát triển, tổ chức công bố công khai quy hoạch với dân và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch. Triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, lập các dự án và xây dựng kế hoạch thực hiện ở tất cả các ngành sản phẩm, các huyện thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch nông nghiệp chung của Tỉnh.
Tổ chức lại đội ngũ cán bộ có chất lượng, trang bị thêm phương tiện làm việc phù hợp để nâng cao công tác xây dựng quy hoạch phát triển, đồng thời phải tăng cường việc chỉ đạo thực hiện theo đúng quy hoạch, đảm bảo kỷ cương trong công tác quy hoạch.
12.13.2. Giải pháp về đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nó là cơ sở cho mọi hoạt động sản xuất. Hiện nay, tình hình sử dụng nguồn tài nguyên này trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn thiếu tính hợp lý, công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ nên khả năng khai thác và sử dụng chưa mang lại hiệu quả thỏa đáng với tiềm năng. Vì vậy, giải pháp về đất đai là một vấn đề quan trọng.
- Tiếp tục hỗ trợ ngân sách cho công tác thực hiện chương trình dồn điền, đổi thửa với mục tiêu mỗi hộ chi có từ 1 - 3 thửa.
- Chỉ đạo các điạ phương giao khoán đất lâu dài (trên 20 năm) đối với đất mặt nước, đất bán ngập nước và đất đồi gò tạo thuận lợi cho các hộ nông dân đầu tư phát triển, xây dựng các trang trại sản xuất, thâm canh tăng năng suất và chất lượng nông sản.
82
- Hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo Luật đất đai, đặc biệt là việc sử dụng “Quyền sử dụng đất nông nghiệp” để góp vốn cổ phần cùng các doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh: xây dựng, các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, thành lập trang trại cổ phần…
- Đối với các địa phương có chăn nuôi phát triển (như Lâm Thao, Thanh Thủy, Tam Nông…) phải bố trí một phần đất chuyên dùng xa khu dân cư, tiện lợi giao thông, dễ cách ly và xử lý môi trường để bố trí những khu chăn nuôi tập trung.
- Bố trí đủ đất để trồng cỏ, tạo thức ăn xanh, khu vực chăn thả phục vụ phát triển chăn nuôi và phát triển các đàn gia súc lớn đặc biệt là đàn bò.
12.13.3. Đổi mới, hoàn thiện phương pháp thực hiện đầu tư và phương thức tổ chức, quản lý sản xuất để việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Phương pháp thực hiện đầu tư và phương thức tổ chức, quản lý sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án, tính hiệu quả hay không của một công cuộc đầu tư. Bởi vậy, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các dự án đã hoàn thành, xem xét các dự án đang triển khai một cách tổng hợp nhất để có thể đưa ra phương thức thực hiện đầu tư cũng như phương thức tổ chức, quản lý sản xuất phù hợp nhất.
Đối với phương pháp thực hiện sử dụng vốn:
Cần có hướng đổi mới và sáng tạo trong phương pháp thực hiện đầu tư cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tránh thụ động, rập khuôn. Tăng cường và bồi dưỡng cho cán bộ cũng như nông dân kiến thức kiến thức về KHCN (giống cây,con mới) để việc triển khai và áp dụng vào sản xuất hiệu quả hơn, tương xứng với khả năng và nguồn lực hiện có.
Tăng tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu (thâm canh, KHCN…) và hướng đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Gắn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hướng đầu tư theo chương trình dự án, theo vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung vốn ngân sách cho các chương trình dự án lớn, chương trình có tính trọng điểm quốc gia, cho đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở (thủy lợi), đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia phát triển sản xuất và xây dựng kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
83
12.13.4. Đối với phương thức tổ chức, quản lý sản xuất
Trong thời kỳ hiện nay, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất cần theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi cùng với việc phát triển mạnh các mô hình kinh tế và đẩy mạnh quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.
Cần phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại, sản xuất theo vùng và mang tính tập trung cao. Tập trung sản xuất các giống cây, con có năng suất cao, có khả năng hỗ trợ cho nhau, đồng thời tập trung nông sản để chế biến và xuất khẩu. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 55 mô hình, trong đó có 21 mô hình đủ tiêu chí, 257 hộ dân có thu nhập cao 40- 50 triệu đồng/hộ. Những mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực, có hiệu quả. Phương thức tổ chức sản xuất cần phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa có quy mô lớn
13. KIẾN NGHỊ.
Để hoạt động sử dụng vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, tăng nhanh số lượng và chất lượng nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, tăng cường xuất khẩu, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. Trên cơ sở đó nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nông nghiệp nông thôn Phú Thọ đi lên CNH- HĐH vững chắc.
- Nhà nước tập trung vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước hết cần đầu tư vào công tác giống, xây dựng các trạm, trại nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh để đưa nhanh vào sản xuất. Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn như hệ thống thủy lợi (cứng hóa kênh mương, xây dựng công trình tạo nguồn nước tưới, tiêu úng…), chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giao thông, điện, văn hóa, y tế, giáo dục nông thôn. - Nhà nước cần có chính sách quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước một cách hiệu quả nhất để tránh việc thất thoát mà không đem lại nhiều giá trị cho địa phương.
84
- Tăng cường cấp vốn đầu tư cho công tác xây dựng và hoàn thiện danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp của Tỉnh. Có cơ sở khoa học và khả thi về phát triển nông, lâm nghiệp, ưu tiên các dự án mang tính động lực như giống, thủy lợi, chế biến nông sản và tiếp thị thị trường tiêu thụ nông sản.
- Đề nghị Chính phủ tăng cường và tạo điều kiện cho tỉnh đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động quản lý nguồn vốn đầu tư công để đạt được hiệu quả đồng vốn tối đa, tránh thất thoát.
- Đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp tỉnh nghiên cứu quy trình quản lý vốn đầu tư .
85
KẾT LUẬN
Nông nghiệp nông thôn Phú Thọ có vai trò đặc biệt quan trọng và có đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (đóng góp bình quân khoảng 30% tổng GDP và khoảng 8,2% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư thích đáng, ngành nông lâm nghiệp Phú Thọ đã đạt được những thành quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Giá trị sản xuất ngành gia tăng liên tục, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh phát triển toàn diện, bền vững.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn là ngành chưa phát triển, sản xuất đa số là thủ công, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, sản lượng sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội tại, cơ cấu ngành còn chưa hợp lý (trong nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, trong trồng trọt chủ yếu là cây lương thực, chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng). Sản phẩm hàng hóa của tỉnh có sản lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, thị trường không ổn định. Đặc biệt, việc huy động vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, việc đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho ngành chưa cao.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá những tồn tại yếu kém của nông nghiệp tỉnh, cùng với việc đề xuất một số giải pháp cơ bản hy vọng phần nào có thể khắc phục một phần những hạn chế, đảm bảo đưa nông nghiệp tỉnh phát triển trở thành một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững.
86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Kim Chi, Tập bài giảng quy hoạch phát triển lãnh thổ, Học viện chính sách và phát triển, Hà Nội, 2013.
[2]. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, từ năm 2001 đến năm 2012.
[3]. Hoàng Sỹ Động, Nguyễn Thị Bích Phương, Tập bài giảng quy hoạch
ngành lĩnh vực, Học viện chính sách và phát triển, Hà Nội, 2013.
[4]. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, X, XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001, 2006, 2011)
[5]. Giáo trình dự báo phát triển kinh tế xã hội, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2003.
[6]. Nguyễn Hiền, Phân tích hệ thống trong quy hoạch vùng và tổ chức lãnh
thổ, Khoa địa lý – Trường đại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà
Nội, 2008.
[7]. UBND Tỉnh Phú Thọ, Sở kế hoạch và đầu tư, Báo cáo Tình hình triển khai
thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày
16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
[8]. UBND tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội thường
niên các năm từ 2000 đến 2012
[9]. UBND tỉnh Phú Thọ 2007 , Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Phú Thọ thời kì 2011-2020.
[10]. UBND tỉnh Phú Thọ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quy
hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ thời kì 2011-2020
[11]. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 2011, nghị quyết về đầu tư các
công trình hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoan 2010-2015
[12]. UBND tỉnh Phú Thọ, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013.
87
[13]. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê cả nước, từ 2000 đến 2012 [14]. Tỉnh ủy Phú Thọ, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (2008 - 2013)
[15]. Trần Đình Thảo, Giáo trình kinh tế chính trị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2010.
[16]. Trịnh Thế Truyền, Đầu tư phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sỹ kinh tế - 2013 Trần Đình Thảo, Giáo trình kinh tế chính trị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2010.
88 PHỤ LỤC BẢNG 1: GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM (GDP) CÁC NGÀNH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Hạng mục 2006 2007 2008 2008 2010 I. Giá trị tổng SP (giá so sánh) 3.067,0 3.368,0 3.680,4 4.037,2 4.444,6
Nông, lâm, thủy sản 933,2 1.016,8 1.102,3 1.140,9 1.206,8
Công nghiệp, xây dựng 1.177,7 1,331,5 1.440,2 1.655,7 1.835,0
Thương mại, dịch vụ 956,1 1.019,8 1.137,9 1.240,6 1.402,8
II. Giá trị tổng SP (giá thực tế) 4.183 4.617 5.183 5.838 6.936,7
Nông lâm thủy sản 1.227 1.343 1.544 1.646 1.985,8
Công nghiệp, xây dựng 1.565 1.758 1.912 2.226 2.612,1
Thương mại, dịch vụ 1.391 1.516 1.727 1.965 2.338,8
III. GDP bình quân/người (nghìn đồng)
3.250 3.526 3.978 4.440 4.955
89
BẢNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Giá thực tế); Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 1.470,95 2.147,86 3.585,66 3.866,79 4.323,2 I. T heo cấ u thàn h 1. Xây lắp 704,15 628 1.403,27 1.967,92 2395,9 2. Thiết bị 732,16 690,15 1.111,68 547,82 1758,2 3. XDCB 34,64 183 125,17 113,88 169,2 II . T heo ngu ồn v ốn
1. Trung ương quản lý 861,27 667,49 1.264,14 410,71 691,3
Vốn NS 236,8 303,21 1.262,76 165,29 278,2
Vốn TD – ưu đãi 600,12 187,51 831,52 172,88 291
Vốn TD - Tmại ---- ---- ---- ---- ----
Vốn tự có 720 43,33 38,73 72,54 122,1
2. Địa phương quản lý 573,289 1.376,79 1.952,37 2.075,79 2.481,6
a. KT nhà nước 552,4 1.177,3 1.374,99 1.251,51 1.607,5 Vốn NS 475,09 591,4 770,25 813,17 1.063,6