TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 26 - 101)

TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ

6.4. Đặc điểm địa hình:

Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình Phú Thọ được chia làm 2 tiểu vùng:

- Tiểu vùng miền núi (gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và

một phần của huyện Cẩm Khê): diện tích 182475.82 ha, dân số khoảng 418266 người, mật độ dân số 228 người/km2; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500 m. Là vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác tiềm năng nông lâm khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

- Tiểu vùng trung du, đồng bằng (gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú

Thọ, huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà). Diện tích tự nhiên 169489.5 ha, dân số khoảng 884734 người, mật độ 519 người/ km2, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 50 - 200m. Là tiểu vùng có kinh tế - xã hội phát triển, có nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp, thuận lợi cho việc trồng các cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... Tuy nhiên, đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi, còn dải đất ven sông lại màu mỡ. thuận lợi cho phát triển chè, đậu tương, lạc, vừng, cây ăn quả, sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản..., là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị.

Tóm lại, với địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước.

18

6.5. Đặc điểm khí hậu:

Tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm khí hậu điển hình của tiểu vùng Đông - Đông Bắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt. Do đặc điểm địa hình chia cắt bởi đồi núi, nên có thể chia thành 3 tiểu vùng khí hậu:

- Tiểu vùng I: các huyện phía Bắc. Lượng mưa trung bình/năm là 1800mm, số ngày mưa 120-140 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình 22 - 230C. Là vùng đủ ẩm, mùa đông ít lạnh, thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

- Tiểu vùng II: các huyện phía Nam. Lượng mưa trung bình/năm 1400 - 1700mm. Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa. Độ ẩm không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23.30C. Tạo điều kiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao.

- Tiểu vùng III: các huyện miền núi phía Tây. Lượng mưa trung bình/năm1900mm. Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình 21 -220C. Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn vùng khác, vì vậy cần chú ý giữ ấm cho cây trồng vào mùa đông.

Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị úng ngập vào mùa mưa và hạn vào mùa khô. Khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt vấn đề thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái.

6.6. Đất đai và nguồn nước.

Tổng diện tích đất của Phú Thọ là 352 000 ha, trong đó, đất nông nghiệp: 97,5 ngàn ha, đất lâm nghiệp có rừng: 148.9 ngàn ha, đất chuyên dùng: 22.7 ngàn ha, đất ở: 7.7 ngàn ha.

Tiềm năng về đất đai của Phú Thọ còn rất lớn, đất chưa sử dụng chiếm tới hơn 30% diện tích tự nhiên.

Vùng đất đồi trung du thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây màu lương thực và cây ăn quả - và đây cũng là một thế mạnh của tỉnh.

Nguồn nước cho sản xuất và đời sống dân cư trên lãnh thổ khá dồi dào với lưu lượng nước của 3 con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô) cùng hàng trăm suối, đầm ao lớn nhỏ chứa một lượng nước khá lớn thuận lợi cho sản xuất và tiêu dùng.

19

6.7. Tài nguyên khoáng sản:

Phú Thọ có trữ lượng về đá xây dựng, cao lanh đủ để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Khai thác tốt lợi thế này sẽ giúp tỉnh chủ động trong xây dựng, tăng nguồn thu và nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ đó thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế xã hội của tỉnh nói chung phát triển

6.8. Tài nguyên rừng.

Phú Thọ là tỉnh miền núi - trung du, diện tích đất đồi rừng chiếm tới 60% diện tích tự nhiên. Nhìn chung rừng ở vùng này không phải là rừng giàu. Ngoài vùng rừng nguyên sinh Xuân Sơn (Thanh Sơn) và những vùng xung quanh, rừng còn lại không có giá trị cao, chủ yếu là khai thác làm nguyên liệu giấy. Đó cũng là thế mạnh của tỉnh và hướng tới sẽ tập trung cho trồng rừng nguyên liệu giấy.

7. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KÌ NGHIÊN CỨU

BẢNG 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu của tinh Phú thọ giai đoạn 2006 - 2010

Những chỉ tiêu chủ yếu Mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010 Thực hiện hết năm 2010 So với mục tiêu (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm 9.5 - 10% 9.9% 100 GTSX nông lâm tăng bình quân/năm 4.5 - 5 % 8.11% 180 GTSX công nghiệp tăng/năm 15 - 16% 14.13% 97.3 GTSX ngành dịch vụ tăng/năm 11 - 12% 12.1% 105.2 Kim ngạch xuất khẩu 120 - 125

triệu USD

116.6 triệu USD

97.2

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH Phú Thọ giai đoạn 2005-2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ gia tăng liên tục qua các năm. Nếu như giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trưởng là 8,16%, cao gấp 1,22 lần so

20

với bình quân cả nước; thì đến giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đã là 9,71%, gấp 1,34 lần so với bình quân cả nước.

Tốc độ tăng trưởng từng ngành sản xuất của tỉnh cũng gia tăng tương ứng (bảng trên). Chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên: Liên tục trong 5 năm (2006-2010) đều đạt tốc độ tăng trưởng trên 9%, hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất ngày càng được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý hơn, giá thành sản phẩm (trừ các yếu tố trượt giá) vẫn đảm bảo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển.

BIỂU 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 (%)

Nhìn chung về cơ cấu kinh tế của tỉnh tính đến năm 2010 không sai lệch so với mụn tiêu đề ra trước đó đang kể. Sản xuất công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế của tỉnh. Mục tiêu đề ra là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, tuy nhiên trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 chưa đạt được mục tiêu đề ra. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế tỉnh mà không thể không chú trọng.

24.5 28.7 39.8 37.6 35.7 33.7 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Mục tiêu giai đoạn 2006 -2010 Thực hiện hết năm 2010 Nông. lâm. thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

21

7.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh:

BẢNG 2.2 : Tổng hợp kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) Phú Thọ so với vung miền núi phía Bắc và cả nước.

(Theo giá so sánh 1994)

Đơn vị tính: %

Giai đoạn Chỉ tiêu Phú Thọ Vùng miền núi phía Bắc Cả nước 2000-2005 Toàn nền kinh tế Trong đó:

1..Công nghiệp - xây dựng 2.. Nông lâm thủy sản

3.. Dịch vụ 8.16 11.4 5.9 6.97 4.56 6.73 3..45 4.20 6.7 10.9 4..6 5.3 2006-2010 Toàn nền kinh tế Trong đó: 1..Công nghiệp – xây

dựng

2.. Nông lâm thủy sản 3.. Dịch vụ 9.71 12.17 7.07 12.73 6.6 8.6 4.7 6.3 7.5 10.3 3.6 7.0 Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH Phú Thọ 2005-2020

Năng suất các lĩnh vực sản xuất vật chất đều tăng, nhất là nông nghiệp. Tính hiện đại trong nền kinh tế của tỉnh từng bước được cải thiện bằng sự tham gia của nhiều cơ sở sản xuất mới, sản phẩm mới. Cơ cấu sản phẩm hoàn thiện hơn, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nhiều hơn, sự cân đối trong tăng trưởng giữa các ngành, nội bộ ngành thể hiện trong cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý.

7.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Cơ cấu kinh tế trong tỉnh đã có

sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nhìn chung, sự chuyển dịch đã theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

22

BIỂU 2.2: Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ câu kinh tế Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2006 – 2010 (Giá thực tế)

Đơn vị tính: %

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng khu vực

kinh tế nhà nước giảm dần từ 2006-2010 nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng dần, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tăng khá mạnh

BIỂU 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 (Giá thực tế)

Đơn vị tính: % 37.4 38.1 36.9 38.1 40 29.3 29.1 29.8 28.2 26 33.3 32.8 33.3 33.7 34 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010

CN-XD Nông lâm thủy sản Dịch vụ

41.640.7 40.7 40.3 39.4 36.6 48.4 50.7 50.1 50.2 51.6 10 8.6 9.6 10.4 11.8 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010

23

7.3. Hiện trạng dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động:

BẢNG 2.3: Dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động

ĐVT: Số lượng: nghìn người, cơ cấu: %

STT Hạng mục 2006 2010 Tốc độ tăng Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu I Dân số 1286.94 100 1326.81 100 0.77 Thành thị 182.62 14.19 208.38 15.71 3.35 Nông thôn 1104.32 85.81 1118.43 84.29 0.32 II Mật độ dân số (người/km2) 362 373 0.75 III Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.07 9.77 73.83

IV Nguồn lao động 740.8 787.5 1.54

1 LĐ làm việc trong các

ngành KT 632.6 100 661.2 100 -0.86 Nông - lâm - thuỷ sản 489.2 77.33 482.1 72.91 -0.36 Công nghiệp - xây dựng 76.5 12.09 88.9 13.45 3.83

Dịch vụ - Thương mại 66.9 10.58 90.2 13.64 7.76 2 Học sinh trong độ tuổi LĐ 61 74.7 5.20 3 LĐ trong độ tuổi làm nội

trợ và chưa có việc làm 47.2 46.3 -0.48

Nguồn: QH tổng thể phát triển KTXH Phú Thọ 2005-2020

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với vùng Đông Bắc. Số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh, trong khi cả nước còn có tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số dân cả nước. Tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp, bình quân 2.310 học sinh/vạn dân

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch tiến bộ theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông - lâm - thủy sản (từ 77,33% năm 2006 xuống còn 72,91% năm 2010), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (từ 12,09% năm 2006 lên 13,45% năm 2010), lao động dịch vụ - thương mại tăng (từ

24

10,58% năm 2005 lên 13,64% năm 2010). Tốc độ tăng lao động trong nông nghiệp mang dấu âm (-0,36%) chứng tỏ lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang các ngành khác (do nông nghiệp đã được hiện đại hoá nhiều). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4% xuống còn 3,4%. Sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (từ 75,1% năm 2005 lên 79,2% năm 2010).

Lao động ở nông thôn hiện nay đang thiếu việc làm. Theo kết quả thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, hàng năm Tỉnh Phú Thọ vẫn còn khoảng 23 - 25 nghìn lao động không có việc làm (chiếm 2,93% tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh). Do đó, tạo việc làm cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

7.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu.

Hạ tầng giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh có gần

10.000 km, 320 km đường sông, gần 100 km đường sắt. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm.

Hạ tầng cấp điện: Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm

biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Hết năm 2003, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500KWh/người/năm, tăng 31,9% so với năm 2000.

Hạ tầng thông tin liên lạc: Hạ tầng thông tin liên lạc phát triển tương đối

nhanh, hết năm 2010 đạt 89 máy điện thoại/100 dân, sơ với năm 2005 tăng 5 lần, dịch vụ Internet, hộp thư thoại… đang được triển khai rộng khắp. Hết năm 2010 đã phủ sóng mạng điện thoại di động tất cả các huyện. Chất lượng thông tin liên lạc ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Hạ tầng dịch vụ: mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển

rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh. Việc trao đổi, mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống được kịp thời, các dịch vụ sửa chữa công cụ, dụng cụ sản xuất, dân dụng rất thuận tiện. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch ngày càng phát triển.

Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp: Hạ tầng đô thị thành phố Việt

Trì đã được đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường, các công trình văn hóa, thể thao… cơ bản đáp ứng và phục vụ tốt đời sống nhân dân. Hạ tầng các huyện, thị xã, thị trấn cũng được đầu tư phát

25

triển. Hạ tầng các khu công nghiệp được đầu tư ngày càng hoàn thiện, phục vụ một cách tốt nhất hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Hạ tầng giáo dục - y tế:

Về giáo dục - đào tạo có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 2 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp. Số phòng học được kiên cố hóa, đạt 94,3%.

Về y tế có 23 bệnh viện, 12 trung tâm y tế huyện và 273 trạm y tế xã phường, thị trấn với 1528 giường bệnh, 70% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 55% trạm y tế có bác sỹ đa khoa, 100% trạm có y sỹ sản khoa và nữ hộ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 26 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)