Dược Phẩm cung cấp cho ngành y tế Việt Nam chủ yếu từ các nguồn dược sản xuất từ các doanh nghiệp quốc doanh (bao gồm tổng công ty Dược Việt Nam, các công ty dược Quốc Doanh do địa phương quản lý, các công ty dược Quốc Doanh do các bộ ngành khác quản lý); nguồn dược sản xuất tại Việt Nam từ các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài và nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Hiện nay có 174 doanh nghiệp bào chế tân dược (phần lớn do quy mô vừa và nhỏ), trong đó có 12 doanh nghiệp thuộc tổng công ty dược Việt Nam, 6 doanh nghiệp do các bộ khác quản lý, 72 doanh nghiệp do địa phương quản lý và 12 doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Có khoảng 300 cơ sở sản xuất đông dược. Tuy nhiên trình độ sản xuất dược phẩm của Việt Nam còn rất thấp. Theo đánh giá của Tổ chức Y Tế Thế Giới thì trình độsản xuất dược phẩm của Việt Nam là 2,5 – 3 (theo thang 4), nghĩa là chỉ mới sản xuất được một ít sản phẩm generic, đa phần phải nhập khẩu, có thể xuất khẩu được một ít thuốc là generic và hoàn toàn chưa có khả năng phát minh và nghiên cứu thuốc mới.
Do đó dược phẩm nhập khẩu vẫn đóng góp vai trò quan trọng tại thị trường dược phẩm trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc tại Việt Nam. Hiện tại Dược Phẩm vẫn là một dạng hàng hóa đặc biệt nên việc nhập khẩu Dược Phẩm đa số vẫn do các doanh nghiệp nhà nước nắm quyền quyết định.
Các điểm bán sỉ lẻ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ 45.4% và hiện đang có xu hướng giảm dần. Các điểm bán thuộc các thành phần kinh tế khác chiếm tỉ trọng 54.6% (*).
Bảng 3: Cơ cấu phân bố các điểm bán lẻ thuốc.
Loại hình Số lượng Tỉ trọng
Các điểm bán của doanh nghiệp nhà nước 7.161 20.87%
Nhà thuốc 8.049 23.38%
Các quầy bán lẻ của công ty TNHH, công ty cổ phần 10.367 31.22%
Đại lý bán thuốc ở xã 8.760 25.53%
Tổng cộng 34.337
(Nguồn: cục quản lý dược Việt Nam, báo cáo 2001)