ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chính sách BHXH có lịch sử phát triển hơn 100 năm nay. Bắt đầu hình thành ở Đức dưới thời Thủ tướng Bismarck (1883-1889). Đạo luật về chế độ bảo hiểm ốm đau đối với người lao động được ban hành năm 1883. Trong quá trình phát triển của mình BHXH đã dần thâm nhập vào đời sống người lao động ở hầu hết các nước trên thế giới như: ở Mỹ la tinh, Hoa kỳ, Canađa (thập kỷ 1920,2930); châu Phi, châu Á và các nước vùng biển caribe (sau chiến tranh thế giới lần thứ 2).
Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của BHXH trên thế giới cho thấy: mỗi chế độ chính trị khác nhau tương ứng với một hệ thống BHXH và mỗi mô hình kinh tế khác nhau cũng hình thành một hệ thống BHXH. Mỗi hệ thống BHXH lại có một mô hình quản lý nhà nước khác nhau.
Cộng hoà liên bang Đức: là một quốc gia có hệ thống BHXH ra đời sớm nhất và tiên tiến nhất trên thế giới. Năm 1883 Chính phủ Đức mới ban hành đạo luật về chế độ bảo hiểm ốm đau. Năm 1884 Chính phủ Đức phát triển thêm dạng trợ cấp rủi ro nghề nghiệp mà bây giờ gọi là tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp. Năm 1889 phát triển thêm dạng trợ cấp tuổi già và trợ cấp tàn tật. Pháp luật BHXH Đức quy định bắt buộc tham gia đối với người lao động; ba bên đều có trách nhiệm quản lý quỹ BHXH là người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước. Quản lý nhà nước và công tác quản lý quỹ được tách bạch, công khai. Hệ thống BHXH được thực hiện ở tất cả các bang và hoạt động rất hiệu quả. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý chung, còn quản lý quỹ, tổ chức chi trả chủ yế theo hình thức tự quản và độc lập. Chức năng quản lý nhà nước được giao cho Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội thực
hiện với các công việc quản lý chung về mặt ban hành chính sách, chế độ BHXH; kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện của các tổ chức thực hiện của nhà nước cũng như các tổ chức tư nhân. Các tổ chức thực hiện quản lý, chi trả bao gồm: tổ chức y tế, tổ chức quản lý quỹ hưu trí của người lao động và người sử dụng lao động ( gọi tắt là quỹ hưu trí )
PHẦN 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM