Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu u1179 (Trang 30 - 31)

III. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

5.Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành xã hội đã sử dụng hệ thống rất nhiều công cụ khác nhau. Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào trong hoạt động quản lý đối với BHXH công cụ chủ yếu quan trọng nhất mà nhà nước sử dụng là các văn bản pháp luật. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Thể hiện rõ nhất trong công cụ này là Luật BHXH đã được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ, các hoạt động BHXH. Ngoài ra còn hệ thống các văn bản dưới luật hoặc hướng dẫn thi hành như: Nghị định, Thông tư, Công văn ... liên quan đến lĩnh vực BHXH giữa cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về BHXH với các cơ quan sự nghiệp BHXH hay các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực BHXH.

Công cụ thứ hai nhà nước sử dụng phải nói đến là hồ sơ và biểu mẫu: Với chức năng của mình, nhà nước ban hành hệ thống các loại hồ sơ liên quan đến đối tượng, đến tài chính BHXH,... Một trong những hồ sơ quan trọng là mẫu sổ BHXH để thực hiện chức năng quản lý đối tượng tham gia đóng và hưởng các chế độ BHXH; Ngoài ra nhà nước còn ban hành các mẫu thông kê, báo cáo như mẫu báo cáo đối tượng tham gia, báo cáo tài chính BHXH,...

Một trong những công cụ nhà nước sử dụng để quản lý hoạt động BHXH là chế độ báo cáo: báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo thanh tra,... Chế độ báo cáo được quy định đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý BHXH cấp dưới nhằm giúp cho nhà nước nắm được tình hình về hoạt động BHXH hiện thời.

Một phần của tài liệu u1179 (Trang 30 - 31)