Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năn dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Vì vậy, nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm:
• Dây điện
• Que hàn đồng
• Tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa.
• Đúc tượng: Ví dụ tượng Nữ thần Tự Do, chứa 81,3 tấn (179.200 pao) đồng hợp kim.
Hình 1.13: Tƣợng Nữ Thần Tự Do và dây điện bằng đồng
• Cuộn từ của nam châm điện
• Là thành phần của gốm kim loại và thủy tinh màu
• Động cơ hơi nước của Watt
• Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch và các chuyển mạch điện.
• Là một thành phần trong tiền kim loại
Hình 1.14: Đồng tiền xu và bảng mạch điện tử bằng đồng
• Phần lớn các đồ dùng bằng niken trắng dùng ở bàn ăn (dao, nĩa, thìa) có chứa một lượng đồng nhất định.
• Các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại nhạc khí từ đồng thau.
Hình 1.15: Trống đồng Đông Sơn và kèn bằng đồng
• Ống chân không, ống tia âm cực và magnetron trong các lò vi ba.
• Làm bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thủy để chống hà.
• Đồng (II) Sulfat được sử dụng như là thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước.
1.5.8 Điều chế
Đồng có thể tìm thấy như là đồng tự nhiên trong dạng khoáng chất. Các khoáng chất chẳng hạn như cacbonat azurit (2CuCO3.Cu(OH)2) và malachit (CuCO3.Cu(OH)2) là các nguồn để sản xuất, cũng như là các sulfua như chalcopyrit (CuFeS2), bornit (Cu5FeS4), covellit (CuS), chalocit (Cu2S) và các oxit như cuprit (Cu2O).
2Cu2S +3O2 = 2Cu2O + SO2 2Cu2O + Cu2S = 6Cu + SO2
2CuFeS2 + 5O2 + 2SiO2 = 2Cu + 2FeSiO3 + 4SO2 (95 ÷ 98%)