CHƯƠNG II CHẤT LỎNG ION (IONIC LIQUID) 2.1 Giới thiệu về chất lỏng ion.
2.5.2. Cơ chế của quy trình chiết loại lưu huỳnh với chất lỏng ion
Cơ chế để chiết tách hợp chất chứa lưu huỳnh ra khỏi dầu bằng chất lỏng ion là do sự hình thành các hợp chất dạng lưới mắt cá và tương tác ππ giữa cấu trúc vòng thơm của thiophen, benzothiophen, dibenzothiophen và vòng thơm trong cấu trúc của cation trong chất lỏng ion. Chính các tương tác đó tạo ra sự phân cực giữa pha chứa chất lỏng ion và hợp chất chứa lưu huỳnh với pha dầu. Trong quá trình khuấy trộn dầu và chất lỏng ion với nhau thì các hợp chất lưu huỳnh sẽ tương tác với chất lỏng ion và được chất lỏng ion hấp phụ vào pha của nó và tạo ra sự phân lớp giữa hai pha. Sau đó, ta có thể chiết pha gồm chất lỏng ion và hợp chất lưu huỳnh ra khỏi pha dầu, dầu sau khi chiết có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn. Hình 2.2 thể hiện quy trình chiết lưu huỳnh của chất lỏng ion.
Dung môi dùng để chiết các hợp chất chứa lưu huỳnh trong dầu cần phải có các tính chất sau :
+ Dễ tái sinh bằng chưng cất hoặc ít nhất có thể chiết ngược được. + Dung môi phải không bị hòa tan trong dầu.
+ Trong dầu gốc không nên hoặc chỉ ở phạm vi nhỏ bị hòa tan trong dung môi chiết.
+ Dung môi cần phải ổn định hóa học và ổn định nhiệt, không độc và ôn hòa môi trường.
+ Hệ số phân bố đối với các hợp chất chứa lưu huỳnh (tỷ lệ nồng độ lưu huỳnh trong dung môi chiết trên nồng độ lưu huỳnh trong dầu) đối với cả các dẫn xuất của dibenzothiophen (DBT) cần phải cao (nhưng không cần quá cao nếu dung môi chiết có thể được tái sinh bằng phương pháp chiết đơn giản với các hợp chất hydrocacbon thông thường).
Hình 2.2. Quy trình chiết lưu huỳnh bằng chất lỏng ion [5]
Và chất lỏng ion đã thỏa mãn được các tính chất trên do đó nó được sử dụng để loại lưu huỳnh khỏi dầu.