HCOOH Ca OH )→ HCOO Ca + HO

Một phần của tài liệu Tăng sự hứng thú môn hóa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui và có liên quan trong cuộc sống (Trang 34 - 37)

III/ MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG THỰC TIỄN KHÁC:

2 HCOOH Ca OH )→ HCOO Ca + HO

* Ví dụ 24: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2. 2 2 6 10 5 2 6 5 as ( ) 6 n clorophin nCO + nH O→ C H O + nO

Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.

* Ví dụ 25: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông nghiệp, đất đèn

dùng để làm gì?

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2), khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hidroxit:

2 2 2 2 2 ( )2 ( 0)

CaC + H OC H ↑ +Ca OH ∆ <H

Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH3CHO). Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.

Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà chua,… vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân.

* Ví dụ 26: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:

3 2 2

NaHCO +HClNaCl CO+ +H O

* Ví dụ 27: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?

(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì (NH4)2CO3 sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn:

0

4 2 3 3 2 2

( ) t 2

NH CO → NH ↑ +CO ↑ +H O

* Ví dụ 28: Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than

củi?

Do than củi xốp có tính hấp phụ, nên hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.

* Ví dụ 29: Vì sao sau khi ăn trái cây thì không nên đánh răng ngay?

Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy? Vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương lợi. Bởi vậy phải đợi đến khi lượng nước bọt trung hòa axit trong trái cây, nhất là táo, cam, nho, chanh.

Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu giữ lại từ 1−2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.

* Ví dụ 30: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao

dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen: 4Ag O+ 2+2H S2 →2Ag S2 ↓ +2H O2

Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.

* Ví dụ 31: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?

Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm,…) để làm giảm mùi tanh của cá.

Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm, axit citric có trong chanh…) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá.

Trong chất tanh của cá, có chứa hỗn hợp các amin [(CH3)2NH và (CH3)3N], có tính bazơ yếu. Các chất chua dùng để nấu canh cá đều là axit hữu cơ, chúng có phản ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm mất vị tanh của cá.

Ví dụ: CH COOH3 +(CH3 2) NH →[(CH3 2) NH2] [+ CH COO3 ]−

* Ví dụ 32: Vài kỷ lục trong thế giới kim loại

• Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: Vonfram (W) với tnc = 34100C.

• Kim loại nhẹ nhất: Liti (Li) với d = 0,53g/cm3.

• Kim loại dẻo nhất: Vàng (Au)

• Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg) với tnc = −390C.

• Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag)

• Kim loại được con người sử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu)

• Kim loại có trữ lượng lớn nhất: Nhôm (Al), chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất.

* Ví dụ 33: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta

thường ngửi thấy mùi khai?

Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu chất đạm, như: nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ, … lượng Ure trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure bị phân hủy thành CO2

và NH3: (NH2 2) CO+2H O2 →CO2+2NH3

Lượng NH3 sinh ra hoà tan trong nước dưới dạng một cân bằng động:

3 2 4 ( 0)

NH +H Oƒ NH++OH− ∆ <H

Như vậy, khi trời nắng (nhiệt độ tăng), cân bằng trên sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch, tức là NH3 sinh ra do phản ứng phân hủy ure không bị hoà tan trong nước mà bị tách ra, bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.

* Ví dụ 34: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi

quét mà nên rắc bột S lên trên?

Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy

ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.

Hg S+ →HgS

 Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.

* Ví dụ 35: Nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế? Còn dây đồng lại

được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?

Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm nhẹ hơn đồng. Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.

Một phần của tài liệu Tăng sự hứng thú môn hóa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui và có liên quan trong cuộc sống (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w