Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do rác thải

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới (Trang 31 - 41)

III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP

i. Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do rác thải

Tuy đã có những quy định rất cụ thể về việc thải rác đối với các phương tiện thủy khi hoạt động trên tuyến nhưng việc thực hiện các quy định này mới chỉ áp dụng triệt để đối với các tàu lớn và tàu nước ngoài tới khu vực. Trong thời gian tới, kiến nghị một số giải pháp sau:

- Nghiên cứu lựa chọn địa điểm để xây dựng một trung tâm chứa và xử lý rác thải riêng cho các hoạt động giao thông vận tải thủy.

- Bắt buộc các tàu nhỏ có số nhân viên từ 3 người trở lên phải áp dụng những biện pháp quản lý rác thải bao gồm việc thu gom và phân loại như quy định của phụ lục V của Marpol.

- Cấm đốt rác trên tàu khi tàu đang chạy, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến để hạn chế ô nhiễm không khí do khí thải và bay bụi từ việc đốt.

- Áp dụng biện pháp tính phí “không phân biệt” – Bất cứ tàu nào ghé cảng đều phải trả phí thu gom rác dù có tạo ra rác hay không và đưa ra quy trình thông báo sử dụng thiết bị tiếp nhận rác của cảng. Muốn vậy thì cần phải thay đổi cách tính cảng phí để tích hợp loại phí thu gom rác vào và phải đầu tư các thiết bị tiếp nhận các loại rác khác nhau để thực thi công việc một cách linh hoạt và hiệu quả.

ii. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và nước dằn tàu.

- Chúng ta cũng đã có những quy định chi tiết về việc thải nước thải theo công ước Marpol đối với tàu chạy tuyến quốc tế hoặc theo quy định của quốc gia và thành phố Hồ Chí Minh với tất cả các tàu trong đó cấm thải nước thải xuống sông và vùng nước của cảng mà phải giữ lại trên tàu hoặc đưa vào thiết bị tiếp nhận. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải thu gom từ các tàu hiện chưa được thực hiện triệt để. Cần phải xây dựng một trung tâm chứa và xử lý nước thải từ tàu cho toàn tuyến, vị trí của trung tâm này phải được chọn lựa đảm bảo tính kinh tế trong việc thu gom và vận chuyển nước thải từ các tàu tới trung tâm và phải chọn được các phương pháp xử lý thích hợp, phù hợp với năng lực đầu tư của chính quyền và đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường.

- Nước dằn tàu có thể có những tác hại tới môi trường. Để phòng ngừa tác động của nước dằn tàu, cần quy định bắt buộc các tàu phải thải nước dằn vào thiết bị tiếp nhận trên bờ trừ khi chúng được kiểm tra và cho thấy không lẫn dầu và có các chỉ số sinh học đáp ứng được tiêu chuẩn của công ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn bùn tàu. Các tàu phải có quy trình thải nước dằn và phải báo cho chính quyền cảng biết trước khi tiến hành thải nước dằn.

iii. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hàng độc hại.

Hàng hóa độc hại chở trên tàu bao gồm hai nhóm chính là chất độc lỏng chở xô và chất có hại đóng trong bao gói. Các biện pháp kiến nghị bao gồm:

- Tàu chở loại hàng này phải có giấy chứng nhận phù hợp đặc biệt, phải báo trước cho chính quyền cảng về thời gian tàu tới cảng và phải có giấy chứng nhận bảo

hiểm trách nhiệm dân sự đối với sự cố gây ô nhiễm với mức tương đương với công ước LLMC.

- Cấm thải cặn hàng và nước có lẫn hàng lỏng độc hại xuống sông trên tuyến và vùng nước của cảng. Khi cần thải cặn hàng hoặc nước lẫn hàng bắt buộc phải sử dụng các thiết bị tiếp nhận từ trên bờ. Đơn vị làm dịch vụ thu gom chất thải của loại hàng này phải có đủ năng lực và có giấy phép của cơ quan chức năng.

- Hàng độc hại chở trong bao gói phải có đầy đủ ký mã hiệu thể hiện đầy đủ đặc tính của hàng. Các thông tin về hàng gồm danh mục, số lượng và vị trí xếp trên tàu phải được gửi cho chính quyền cảng trước khi tàu tới khu vực đón trả hoa tiêu tại Vũng Tàu.

- Cấm vứt bỏ, đốt rác, vật liệu bao gói, chèn lót có lẫn hàng độc hại khi tàu di chuyển, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến. Cặn hàng và các vật liệu chèn lót, bao gói có lẫn hàng phải được thu gom và báo cho chính quyền cảng biết để được đưa đi xử lý theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về môi trường.

iv. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do dầu.

Do lượng dầu thông qua các cảng trên tuyến TP.Hồ Chí Minh- Vũng Tàu là rất lớn, cộng với số lượng tàu lưu thông trên tuyến cũng cao nhất nước nên nguy cơ gây ô nhiễm dầu là lớn nhất và cần phải đặc biệt ưu tiên phòng chống.

- Cần thẩm định và triển khai ngay kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố dầu tràn như đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng cường hệ thống báo hiệu an toàn hàng hải trên toàn tuyến, đưa vào sử dụng hệ thống VTS đã lắp đặt để tăng độ an toàn lưu thông tàu thuyền trên tuyến. Kiểm tra giám sát chặt chẽ của các phương tiện thủy, đặc biệt là các phương tiện thủy nội địa về việc lưu thông, neo đậu, an toàn trang thiết bị và con người điều khiển phương tiện.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho một đơn vị hạt nhân trên tuyến để có đủ năng lực xử lý sự cố tràn dầu ở cấp độ cấp II.

- Các tàu chở dầu khi vào các cảng trên tuyến bắt buộc phải có đủ các giấy chứng nhận an toàn theo quy định và phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu với mức tương đương với công ước LLMC.

- Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ra từ các tàu có thể thực hiện theo hai giai đoạn:

 Giai đoạn một: áp dụng cho tất cả các tàu dầu khi bơm nhận, trả hàng cũng như cho tất cả các tàu khi nhận nhiên liệu tại cầu hay ở nơi neo, đậu phao.

 Giai đoạn hai: áp dụng cho tất cả các tàu khi nằm cầu hay neo đậu trên tuyến. - Các tàu phải duy trì các kế hoạch ứng cứu sự cố đến khi công tác bơm nhận, trả dầu kết thúc.

Khi có sự cố tràn dầu cần áp dụng các quy trình như đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố.

Phần C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu sự ô nhiễm môi trường Việt Nam từ năm 2001 đến 2010, thấy được sự ảnh hưởng của nó đến sự phán triển của đất nước Việt Nam, chúng tôi rút ra được kết luận và kiến nghị như sau:

1. Về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Bộ Luật hình sự theo hướng tạo điều kiện cho lực lượng công an và các cơ quan pháp luật đủ khả năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường bằng các biện pháp hình sự. Theo đó, về chủ thể của tội phạm: tội phạm thường được cấu thành sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thường là tổ chức trong khi chủ thể phạm tội là con người và chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.Từ đó dẫn đến khó khăn cho việc xác định chủ thể của tội phạm. Về yếu tố khách quan, tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thường chỉ phát sinh sau thời gian tích lũy và rất khó định lượng để xác định hậu quả, nhưng cấu thành tội phạm lại luôn đòi hỏi hậu quả (cấu thành vật chất) và thậm chí là hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần có sự bổ sung, sửa đổi phần các tội phạm về môi trường trong Bộ luật hình sự theo hướng quy định cấu thành hình thức đối với loại tội phạm này hoặc nếu giữ nguyên cấu thành vật chất như hiện nay thì sớm ban hành văn bản hướng dẫn.

2. Hiện nay, giữa các ngành chức năng còn nhiều ý kiến cho rằng do quy định hiện hành không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, nên việc xử lý

hình sự các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường rất khó khăn. Song, Đoàn ĐBQH Thành phố đề nghị trong khi chờ sửa đổi các quy định có liên quan trong Bộ luật hình sự, các cơ quan chức năng cần hướng dẫn cụ thể vấn đề này theo hướng, cá thể hoá trách nhiệm hình sự của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường để có biện pháp mạnh với cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

3. Kiến nghị bổ sung thẩm quyền của lực lượng cảnh sát môi trường trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường để đảm bảo cho việc thu thập các tình tiết làm căn cứ để xử phạt.

4. Đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường trong cơ quan, xí nghiệp, trường học và cộng đồng dân cư với các nội dung, hình thức thích hợp cho từng nhóm đối tượng. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

5. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cải tạo môi trường nước và xử lý rác thải. Qua báo cáo của các đơn vị, thì khó khăn chung trong thực hiện các dự án cải tạo môi trường nước là việc thi công, lắp đặt hệ thống thoát nước trong khu vực nội thành có mật độ giao thông dày đặc chỉ có thể tiến hành vào ban đêm, chưa kể quá trình thi công phải chờ các ngành liên quan di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (điện, điện thoại…) nên tiến độ thực hiện còn chậm. Việc thực hiện các dự án này cần đảm bảo tính đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, tránh tình trạng thi công dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt bình thường của người dân. Chính quyền Thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình thực hiện các dự án, nhất là đối với các nhà thầu không đủ năng lực về vốn nên thi công kéo dài, hoặc sau khi thi công không thực hiện việc tái lập mặt đường đúng theo yêu cầu.

6. Kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nội thành vào các khu công nghiệp tập trung, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hoặc có nhưng chỉ vận hành mang tính đối phó khi có kiểm tra. Đối với các dự án xây dựng hoặc phát triển hạ tầng các KCN tập trung, đề nghị phải hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (kể cả việc xử lý chất thải) ngay sau khi được giao đất và trước khi kêu gọi đầu tư.

PHỤ LỤC

Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm

Tác nhân gây ô nhiễm Tải lượng

Chất rắn lơ lửng (SS) (g/ngđ) 200 BOD5 (g/ngđ) 45 ¸ 54 COD (g/ngđ) 1,8 ´ COD Tổng Nitơ (g/ngđ) 6 ¸ 12 Tổng Photpho (g/ngđ) 0,8 ¸ 4,0 Dầu mỡ (g/ngđ) 10 ¸ 30 Tổng Coliform (cá thể) 106 ¸ 109 Fecal Coliform (cá thể) 105 ¸ 106 Trứng giun sán 103

Các đặc điểm lư học, hóa học và sinh học của nước thải và nguồn sinh ra nó

Đặc điểm Nguồn

• Màu Nước thải sinh hoạt hay công nghiệp, thường do sự phân hủy của các chất thải hữu cơ.

• Mùi Nước thải công nghiệp, sự phân hủy của nước thải

• Chất rắn Nước cấp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xói ṃn đất. • Nhiệt Nước thải sinh hoạt, công nghiệp

Hóa học

• Carbohydrate Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp • Dầu, mỡ Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp • Thuốc trừ sâu Nước thải nông nghiệp

• Phenols Nước thải công nghiệp

• Protein Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp • Chất hữu cơ bay

hơi Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp • Các chất nguy

hiểm Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp

• Các chất khác Do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong nước thải trong tự nhiên

• Tính kiềm Chất thải sinh hoạt, nước cấp, nước ngầm

• Chlorides Nước cấp, nước ngầm

• Kim loại nặng Nước thải công nghiệp

• Nitrogen Nước thải sinh hoạt, công nghiệp

• pH Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp

• Phosphorus Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp; rửa trôi • Sulfur Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp; nước cấp • Hydrogen sulfide Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt

• Methane Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt

Sinh học

• Động vật Các ḍng chảy hở và hệ thống xử lư • Thực vật Các ḍng chảy hở và hệ thống xử lư • Eubacteria Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lư • Archaebacteria Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lư • Viruses Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lư

Tiêu chuẩn nồng độ cho phép của các kim loại nặng

STT Kim loại năng Đơn vị Nồng đọ tối đa cho phép

TCVN 5924-1995 (nước mặt)

TCVN 5924-1995 (nước biển ven bờ)

TCVN 5924-1995 (nước ngầm) 1 Asen Mg/l 0,05 0,05 0,05 2 Cadmi Mg/l 0,01 0,005 0,01 3 Chì Mg/l 0,05 0,1 0,05 4 Crom(III) Mg/l 0,1 0,1 - 5 Crom(IV) Mg/l 0,05 0,05 0,05 6 Đồng Mg/l 0,1 0,02 0,1 7 Kẽm Mg/l 1 0,1 0,5 8 Mangan Mg/l 0,1 0,1 0,1-0,5 9 Niken Mg/l 0,1 - - 10 Thủy ngân Mg/l 1 0,005 0,001

Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ư đến trong quá tŕnh xử lư nước thải

Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân được xem là quan trọng

Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lư được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/L.

Các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học

Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo. Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá tŕnh phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy ḥa tan của nguồn nước.

Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lư là MPN (Most Probable Number).

Các dưỡng chất N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm.

Các chất ô nhiễm nguy hại Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính.

Các chất hữu cơ khó phân hủy

Không thể xử lư được bằng các biện pháp thông thường. Ví dụ các nông dược, phenols...

Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá tŕnh xử lư sinh học

Chất vô cơ ḥa tan Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông, công nghiệp Nhiệt năng Làm giảm khả năng băo ḥa oxy trong nước và thúc đẩy sự phát

triển của thủy sinh vật

Ion hydrogen Có khả năng gây nguy hại cho TSV

TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ ĐIỂM GHI CHÚ

1 Đào Duy Hội 10285661 Tổng Hợp,Chỉnh Sửa,Phân Công Nhóm Trưởng 2 Dương Thanh Thảo 10038661 Phần-Đặt Vấn Đề +Word 3 Ngô Hồng Dạ

Thảo 10063461

Phần-Cơ Sở Lý Luận + Hình Ảnh

4 Lê Thị Phương

Thúy 10080251 Phần-Mục Đích+Photocopy 5 Nguyễn Phương Thùy 10043541 Tổng Hợp,Chỉnh Sửa,Trình Bày +Làm CD 6 Nguyễn Văn Tiến 10049371 Phần-Thực

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w