Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới (Trang 29 - 31)

III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP

3.2.2 Giải pháp cụ thể

Căn cứ để lựa chọn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là các công ước quốc tế liên quan; luật quốc gia và quyền hạn được định ra các quy định riêng của địa phương phù hợp với các văn bản pháp quy đó để áp dụng có hiệu quả trong điều kiện thực tế của khu vực. Những biện pháp chung sau cần phải được xem xét thực hiện:

1. Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường tốt thì việc đầu tiên cần làm là Việt Nam phải tham gia đầy đủ vào các công ước quốc tế liên quan như Marpol (cả 6 phụ lục), Basel và các nghị định thư, CLC 1992 và Fund 1992, Công ước về hệ thống chống hà của tàu vì chúng tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các kế hoạch về kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không chỉ đối với các đối tượng trong nước mà với cả những đối tượng nước ngoài tham gia hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy của Việt Nam. Đối với các công ước chưa có hiệu lực như bunker 2001, quản lý nước dằn và cặn bùn tàu v.v thì căn cứ vào các tiêu chuẩn của chúng để ban hành các văn bản của địa phương với những tiêu chuẩn tương đương với quy định của những công ước này và phù hợp với điều kiện của khu vực.

2. Xây dựng và triển khai các kế hoạch ứng phó với các sự cố môi trường, nhất là sự cố tràn dầu, để đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tăng cường khả năng thành thục của các bộ phận liên quan và duy trì tốt mối quan hệ, thông tin liên lạc giữa các bên liên quan.

3. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo những quy định đã được ban hành được thực thi nghiêm túc, khắc phục tình trạng thực hiện một cách đối phó hay gian dối. Có chế tài xử phạt với mức xử lý đủ sức răn đe đối với những vi phạm.

4. Do hoạt động phòng chống ô nhiễm là phi lợi nhuận và cần nguồn tài chính lớn nên cần tập trung đầu tư trang thiết bị cho một trung tâm dịch vụ công của khu vực (Trong trường hợp này nên chọn Trung tâm ứng cứu dầu tràn khu vực phía Nam NASOS) đáp ứng được những đòi hỏi của các quy định quốc gia và quốc tế và phù hợp với quy mô hoạt động giao thông thủy cũng như lưu lượng hàng hóa, hành khách thông qua các cảng trong khu vực.

5. Khuyến khích sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu về môi trường, tổ chức phi chính phủ vào việc phản biện các dự án giao thông đường thủy có tác động tới môi trường.

6. Có cơ chế thích đáng để khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư vào công tác ứng cứu, xử lý sự cố môi trường trong đó bao gồm chính sách về hỗ trợ tài chính từ nguồn thu phí, cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên tham gia một số dịch vụ liên quan để bù lỗ cho hoạt động bảo vệ môi trường.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng những người hoạt động trong lĩnh vực để nâng cao nhận thức về môi trường và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Huấn luyện những người trực tiếp tham gia vào các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để nâng cao kỹ năng thực thi công việc khi có sự cố xảy ra.

8. Di dời các cảng, xí nghiệp đóng, sửa chữa tàu ra khỏi trung tâm và xa khu vực dân cư.

9. Giám sát và đánh giá mức độ ô nhiễm sau sự cố để có cơ sở đòi bồi thường hợp lý do việc gây ô nhiễm và thiệt hại. Áp dụng biện pháp kinh tế vào vấn đề bào vệ môi trường là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

10. Cần củng cố và cải tiến cơ cấu quản lý giữa các ban ngành để tránh tình trạng chồng chéo chức năng và quyền hạn. phải có sự phối hợp và thống nhất chỉ đạo hành động giữa các bộ - ngành, các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương

trong công tác quản lý và đánh giá tác động môi trường trong vùng nước cảng, trên cơ sở đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trong khi cơ chế, chính sách tổng thể về phòng chống ô nhiễm do các hoạt động giao thông thủy còn cần có thời gian và nỗ lực từ cấp bộ, ngành thì các quy định riêng và mang tính tiên phong cho tuyến đường thủy Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu là điều cần thiết và cấp bách với những lý do sau:

• Đây là tuyến có mật độ giao thông thủy đông đúc nhất nên cần phải đi đầu trong công tác phòng, chống ô nhiễm.

• Các con sông thuộc tuyến này không chỉ có vai trò quan trọng đối với giao thông thủy mà còn là nguồn cung cấp nước chính cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh không chỉ cho TP. Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long an và Vũng tàu.

• Nguồn thu từ các hoạt động giao thông thủy trên tuyến là rất lớn nên có điều kiện về tài chính để đầu tư về cơ sở vật chất.

• Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước nên có điều kiện tốt hơn để nghiên cứu các giải pháp thích hợp và tiên phong làm mô hình cho các khu vực khác.

Lựa chọn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông thủy.

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w