Nguyên lý đo kích thước hạt bằng phương pháp tán xạ lase:
Khi chiếu chùm tia lase vào các hạt có kích thước khác nhau ta sẽ thu được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Dựa vào mức tán xạ của chùm tia sau khi va đập vào hạt ta có thể tính được kích thước hạt theo thuyết Mie [36]. Phương pháp tán xạ lase đưa ra kết quả tỷ lệ phần trăm thể tích của các hạt theo đường kính hạt. Khi chiếu tia lase tới hạt thì tại rìa hạt xảy ra hiện tượng tán xạ ánh sáng mạnh, do đó ta thu được hình ảnh của hạt trên nền.
Thông thường để đánh giá một cách chuẩn xác người ta dùng hệ số giao thoa tán xạ trên một micromet:
SCPM = Csca x (4πr3/3)
Hệ số giao thoa tán xạ được tính theo công thức: S (µm-1) = 0,75 (1 - cosθ) . SCPM
Trong đó: cosθ là cosin của góc tán xạ trung bình
Máy đo kích thước tiểu phân SPECTREX LASER PARTICLE COUNTER dựa trên sự tán xạ và nhiễu xạ của ánh sáng khi đi qua rìa tiểu phân để tính toán ra KTTP theo nguyên lý trình bày ở trên [13].
Máy được kết nối với máy tính và có phần mềm xử lý số liệu để đưa ra kết quả đo phân bố KTTP và thường được đánh giá bằng hai chỉ số là KTTP trung bình và SD (độ lệch chuẩn của phân bố kích thước các tiểu phân trong mẫu đo). Hai chỉ số này được phần mềm máy tính thống kê đưa ra trên bảng kết quả đo (Phụ lục 5).
Nguyên lý cấu tạo của máy gồm các nguồn lase được chiếu vào dịch đo. Trong dịch đo có sự tán xạ và giao thoa, các tia tán xạ được nhận biết bằng các detetor khác nhau (hình 2.2).
Phương pháp đo KTTP hỗn dịch tiêm ceftiofur 5% [42].
Số tiểu phân sẵn có trong dung môi dùng để pha loãng là rất quan trọng.
Các bước tính hệ số pha loãng:
- Đo và đếm số lượng tiểu phân trong dung môi dùng để pha loãng. Số tiểu phân trong dung môi pha loãng càng thấp càng tốt. Lớn nhất là 30 tiểu phân/1ml.
- Pha loãng bằng dung môi một thể tích mẫu xác định sao cho số tiểu phân đếm được cuối cùng phải lớn hơn ít nhất 20 lần số tiểu phân trong dung môi pha loãng.
VD: Dung môi pha loãng đếm được là 10 TP/1ml thì số tiểu phân đếm trong dung dịch cuối cùng ít nhất phải là 10 x 20 = 200 TP/1ml (trị số Min).
- Luôn chắc chắn rằng số tiểu phân cuối cùng đếm được không vượt quá 800 – 1000 TP/1ml (trị số Max) để tránh hiện tượng các hạt trùng lên nhau.
Tức là trong ví dụ trên thì số tiểu phân trong dung dịch đo phải nằm trong khoảng 200 – 1000 TP/ml (Min – Max) thì phép đo mới có ý nghĩa.
Từ các điều kiện trên ta có thể áp dụng tìm hệ số và cách pha loãng hỗn dịch như sau:
Do là hỗn dịch dầu nên lượng mẫu lấy quá ít sẽ sai số vì tiểu phân dược chất dính lên thành dụng cụ. Vậy nên lấy mẫu bằng pp cân là tốt nhất (dựa vào tỉ trọng của hỗn dịch để tính ra thể tích tương ứng).
Đo và đếm số tiểu phân trong 1ml dung môi dùng pha loãng -> Tính ra
trị số Min. Kết quả đo dung môi của chúng tôi là 4 tiểu phân/ml.
Cân khoảng 0,5gam hỗn dịch, pha loãng bằng dung môi Labrafac PG vào bình định mức 1000ml.
Hút chính xác 5,0ml hỗn dịch trên pha loãng vào bình định mức 100ml. Tiến hành đo và đếm lượng tiểu phân và xác định xem số lượng tiểu phân có nằm trong khoảng cho phép chưa. Kết quả đo của chúng tôi là 537 tiểu phân/ml.
Min (4TP) < số TP đếm được (537TP) < Max (800 – 1000). Vậy hệ số pha loãng thích hợp ở đây là khoảng 10,000 lần.