3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.4.3. Về công tác tổ chức thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của
xây dựng khu công nghiệp Bá Thiện II
2.3.4.1. Về cơ chế, chính sách
2.3.4.2. Về giá đất bồi thường, hỗ trợ
2.3.4.3. Về công tác tổ chức thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án dự án
2.3.4.4. Một số giải pháp khác
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu
Sử dụng để thu thập thông tin tư liệu về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án khu công nghiệp Bá Thiện II phục vụ cho mục đích đánh giá.
2.4.2. Phương pháp thống kê
Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, nhà và tài sản trên đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp điều tra giá đất thị trường
Điều tra giá đất thị trường tại địa bàn nghiên cứu trong các năm 2010 - T7/2013 thông qua thông tin của phòng tài nguyên và Môi trường, Ban bồi thường dự án, trên mạng Internet để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng để lập phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất theo khung giá do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định.
2.4.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp
100 hộ gia đình, cá nhân trong diện được bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất để thu thập các thông tin về giá đất, về giá bồi thường, điều kiện ăn ở của các hộ sau khi được bị thu hồi đất cho KCN Bá Thiện II .
Phương pháp này phỏng vấn trực tiếp 100 người dân bị thu hồi đất hết đất hoặc gần hết đất nông nghiệp (phỏng vấn có chọn lọc 100/353 hộ) để lấy số liệu đánh giá về giá đất bồi thường, điều kiện ăn ở của các hộ sau khi được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bị thu hồi đất cho KCN Bá Thiện II để làm cơ sở nêu được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi GPMB, nhưng muốn thu thập được số liệu có những thuận lợi, khó khăn như sau:
+ Thuận lợi:
Tham gia cùng với cán bộ kê khai, kiểm đếm trong công tác BT GPMB khu công nghiệp Bá Thiện II để biết người dân nào mất đất, phỏng vấn trực tiếp người dân để lấy số liệu về giá đất bồi thường, hỗ trợ, điều kiện ăn ở của các hộ sau khi được bị thu hồi đất.
+ Khó khăn:
Khi phỏng vấn trực tiếp người dân có người nói về giá đất bồi thường, hỗ trợ, điều kiện ăn ở của gia đình đúng, có người nói về giá đất bồi thường, hỗ trợ, điều kiện ăn ở của gia đình sai nên sau khi phỏng vấn xong ta phải thu thập thêm một số thông tin của đối tượng người khác (như cán bộ địa chính xã, trưởng thôn trực tiếp quản lý đất đai trên địa bàn) để chọn lọc.
- Những người có đất bị thu hồi không muốn mất đất, khi ta phỏng vấn người đó thường sẽ nói giá bồi thường thấp hơn so với giá thị trường chuyển nhượng thời điểm thu hồi.
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Để đánh giá làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hướng Tây - Tây Bắc.
Huyện Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210
12’57” đến 210
27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội). Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ. Huyện Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp - dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh - huyện lỵ và hai thị trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.
3.1.1.2 Địa hình
Huyện Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:
- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 300-1.500m chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng, phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái.
- Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác
- Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn vùng đồi núi và trung du do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự mâu thuẫn trong sử dụng đất.
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa tô, lốc lớn.
Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.
3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi và thủy sản tăng nhanh. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thực hiện tốt trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tương đối ổn định.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua đã xuất hiện sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám và gia công cao như: gạch ốp lát thương hiệu Prime, lắp giáp xe máy Piagio (KCN Bình Xuyên) và sản xuất phụ tùng xe máy Nissin. Nhìn chung với một số sản phẩm công nghiệp - TTCN như trên thì huyện Bình Xuyên mới chỉ đáp ứng nhu cầu thông thường của người dân địa phương là chủ yếu, những năm gần đây đã bắt đầu có sự bứt phá vào các sản phẩm cao cấp như lắp giáp xe máy, một số sản phẩm linh kiện điện tử cao cấp ....phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và người tiêu dùng của các đô thị lớn
3.1.2.3. Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Công nghiệp phát triển kéo theo các ngành thương mại và dịch vụ phát triển. Tuy vậy, do mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ chưa được đầu tư nhiều (mạng lưới chợ, TT thương mại, khu du lịch…) dân nông thôn còn chiếm tỷ lệ lớn với mức thu nhập thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và sức mua kém… đã kìm hãm sự phát triển của ngành dịch vụ trong những năm qua, không tương xứng với sự phát triển của công nghiệp. Cụ thể một số ngành dịch vụ phát triển như sau:
+ Thƣơng Mại
Trên địa bàn huyện có 01 trung tâm thương mại tuy nhiên hoạt động chưa có hiệu quả. Hầu hết nhu cầu trao đổi hàng hóa được diễn ra ở các chợ đầu mối khu vực: Thanh Lãng, Hương Canh. Bá Hiến, Quang Hà và Trung Mỹ. Do vị trí địa lý của huyện Bình Xuyên nằm “kẹp” giữa hai đô thị lớn của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Vĩnh Yên nên phần lớn nhu cầu hàng hóa dịch vụ đã được cung ứng tại các đô thị trên.
+ Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải chiếm 75- 80% tổng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương cũng như nhu cầu của người dân. Hiện tại huyện đã có nhiều đội xe vận tải hành khách và hàng hóa đi các nơi trong tỉnh cũng như về Hà Nội, Phú Thọ và một số tỉnh khác trong cả nước, Các đội xe vận tải hàng hóa chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng hóa tại các khu công nghiệp trên địa bàn.
+ Dịch vụ du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch. Hiện nay trên địa bàn huyện có một số cơ sở kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, quy mô nhỏ và vừa tại thị trấn Hương Canh, xã Bá Hiến, xã Tam Hợp và thị trấn Gia Khánh với chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa thu hút được du khách lưu lại với huyện Bình Xuyên. Mặt khác, do huyện Bình Xuyên nằm giữa hai đô thị của tỉnh nên phần nhiều hạn chế dịch vụ lưu trú và ăn uống của du khách.
+ Hoạt động tín dụng ngân hàng
Ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong quản lý, bằng nhiều hình thức huy động, quản lý và giải quyết nhu cầu vốn vay. Chi nhánh ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thương mại, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã tích cực, chủ động huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, tập trung đẩy mạnh cho vay tới các hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, góp phần phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn huyện.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Hệ thống giao thông
Huyện Bình Xuyên có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ. - Quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 2 đi qua, với tổng chiều dài 8 km. Trước đây, tuyến quốc lộ 2 qua huyện Bình Xuyên cũng như toàn tuyến đi qua tỉnh quy mô mặt cắt nhỏ, nhưng đến nay tuyến đường này đã được nâng cấp và hoàn thiện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trong năm 2009, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được khởi công tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của huyện phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn cũng như với bên ngoài (Vân Nam - Trung Quốc), dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2013.
- Tỉnh lộ: Tổng số tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 41 km, những năm vừa qua đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Huyện lộ: Tổng chiều dài huyện lộ là 43,9 km, các đoạn đường này đang được từng bước nâng cấp, đến nay huyện đã nâng cấp được 40,4 km, còn3,5 km đang tiếp tục được nâng cấp.
- Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của huyện có khoảng 305,7 km đã bê tông và nhựa hóa được toàn bộ.
- Đường sắt: ngoài ra tuyến đường bộ đi qua, huyện Bình Xuyên còn có 12 km đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tại huyện Bình Xuyên có một ga nhỏ là ga Hương Canh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hệ thống thủy lợi
Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ chứa nhỏ và cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện.
+ Hệ thống điện
Huyện Bình Xuyên có đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh và 220 KV mua điện từ Trung Quốc qua trạm chuyển tải, hệ thống điện huyện Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Mạng lƣới thông tin liên lạc
Huyện Bình Xuyên có 1 bưu điện trung tâm tại thị trấn Hương Canh, 1 bưu điện khu vực tại Gia Khánh và tất cả các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
3.1.2.5. Văn hoá xã hội
a. Dân số và đặc điểm dân cư
Năm 2012, quy mô dân số trung bình của huyện là 114.420 người, mật độ dân số là 781 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,35 %/năm.
- Về phân bố dân cư: do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Hương Canh: 1.522 người/km2; thị trấn Thanh Lãng đứng thứ hai với 1.319 người/km2, xã Đạo Đức là 1.300 người/km2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về mức độ đô thị hóa: Tỷ lệ dân số thành thị của huyện ngày một tăng