Một số tổ chức tài chính đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ cho phát triển điện gió tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Năng Lượng Gió - Ứng dụng (Trang 44 - 46)

gió tại Việt Nam:

+ Ngân hàng Thế giới (WB): Cung cấp khoản tín dụng khoảng 201,2 triệu USD cho dự án “Phát triển năng lượng tái tạo” từ năm 2009 -2014.

+ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): Dự kiến thời gian tới sẽ dành khoảng 2 triệu USD hỗ trợ phát triển điện gió cho các nước: Việt Nam, Mông Cổ, Philippin và Sri-lan-ca.

+ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW): Có thể hỗ trợ 1 số dự án điện gió cho EVN với mức tín dụng khoảng 35 triệu USD.

+ Qũy Dragon Capital: Sẽ đầu tư cho các dự án phát triển năng lượng sạch, trong đó có điện gió, với tổng suất tín dụng khoảng 7 triệu USD…

7.Tổng kết

- Nhằm đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng, trong trung hạn Việt Nam cần tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng truyền thống trong dài hạn Việt Nam cần xây dựng và phát triển chiến lược và lộ trình phát triển các

nguồn năng lượng mới.

- Trong chiến lược này, chi phí kinh tế cao (bao gồm chi phí trong và chi phí ngoài xã hội) cần phải được phân tích kĩ lưỡng, có tính đến những bước phát triển mới về công nghệ, cũng như trử lượng và biến động giá của nguồn năng lượng thay thế.

- Trong các nguồn năng lượng mới này năng lượng gió nổi lên như một lựa chọn xứng đáng, và vì vậy cần được đánh giá một cách đầy đủ. Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Việc không đầu tư nghiên cứu và phát triển điện gió sẽ là một sự lãng phí rất lớn trong khi nguy cơ thiếu điện luôn thường trực, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.

7.Tổng kết

Một phần của tài liệu Năng Lượng Gió - Ứng dụng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(48 trang)