Các bước tiến hành CTXH với cá nhân

Một phần của tài liệu công tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã nghĩa mai, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an) (Trang 34 - 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Các bước tiến hành CTXH với cá nhân

An h trai Thân chủ Chồn g T/C Em chồng Em chồng An h trai Bố thân chủ Mẹ thân chủ Bố chồng Con gái 1 Con

gái 2 Con gái 3

Mẹ chồng

a. Tiếp cận thân chủ

Được sự giới thiệu và tiếp nhận thông tin từ bà Phạm Thị Cúc - Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã Nghĩa Mai, Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An tôi đã đến tiếp xúc với đối tượng phụ nữ bị BHGĐ là thân chủ Vi Thị Cảnh sinh năm 1988 hiện đang sinh sống với gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

Khi đến nhà thân chủ, được biết chồng của thân chủ đi vắng, chỉ có 3 mẹ con ở nhà và đang làm vườn.

Đến nhà và gặp thân chủ tôi nhận thấy: Thân chủ Vi Thị Cảnh là một người có nước da ngăm đen, tóc bối cao, dáng người mảnh khảnh, nhỏ nhắn, rất ít cười và vẻ mặt in sự vất vả, khắc khổ.

Khi giới thiệu tôi là sinh viên về thực tập thì lúc đầu thân chủ không muốn hợp tác, lảng tránh và thậm chí còn tỏ thái độ khó chịu. Nhưng với các kỹ năng nghề nghiệp, thái độ chân thành, cởi mở và kiên trì sau gần 30 phút tôi cũng đã tiếp cận được thân chủ và được thân chủ đồng ý cho tiến hành CTXH cá nhân.

Sau gần 1 tiếng đồng hồ làm quen, tìm hiểu, nói chuyện, trao đổi với thân chủ tôi nhận thấy:

Về khía cạnh tâm lý: Thân chủ là một người ít nói, ít cười, khó gần, ngại tiếp xúc với người ngoài và ăn nói có phần e dè, khiêm tốn. Đối với con cái thì nhẹ nhàng, điềm đạm...Điều đó cho tôi dự cảm thân chủ là người sống nội tâm, có vấn đề vướng mắc và có những nỗi niềm không biết kể cùng ai.

Về bối cảnh thân chủ đang sống: Hiện tại thân chủ đang sống với chồng và các con nhưng không yên ổn vì chồng thường có hành vi bạo lực, trong gia đình thường có tiếng quát nạt và chửi bới vợ con vô cớ; thân chủ cam chịu, nhường nhịn chồng và rất sợ chồng giận. Chồng là một người đàn ông ngang bướng, nóng tính và rất thô bạo.

Về tiếp cận chức năng: Tôi nhận thấy thân chủ là một người phụ nữ biết chịu thương, chịu khó, có năng lực về quan hệ xã hội cũng như vớ gia đình nhà chồng. Nếu sống trong một môi trường tốt hơn và được sự thương yêu, quan tâm của chồng thì chắc chắn thân chủ có được một chỗ đứng quan trọng trong xã hội.

b. Nhận diện vấn đề

Sau khi tiếp cận được với thân chủ và qua trao đổi tôi được biết thân chủ của tôi ngay từ lúc sinh ra vì là con gái một của gia đình nên luôn đuợc sự

quan tâm, thương yêu của bố mẹ, có tính tình vui vẻ, hoà đồng với mọi người. Do duyên số, giờ chị lại lấy phải một người chồng không biết chịu khó làm ăn, chỉ ham mê cờ bạc. Sau những cơn say trở về anh ta lại hành hạ, đánh đập vợ con không thương tiếc. Từ ngày ấy trở đi, chị Cáng trở nên sống khép kín, ít nói, ít giao lưu với những người xung quanh. Cuộc sống của chị giống như địa ngục từ lúc dó.

Mặt khác qua quan sát người thân của thân chủ, quan sát môi trường sống cũng như qua thu thập thông tin, đặc biệt là qua lăng kính chủ quan của một cán sự CTXH tôi nhận diện được vấn đề của thân chủ tôi là: Thân chủ đang bị bạo hành về thể xác, tinh thần và kinh tế.

c. Thu thập dữ liệu

Sau khi đã được tiếp xúc lần đầu với thân chủ thì trong quá trình tiến hành CTXH cá nhân tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách tiến hành vấn đàm thân chủ Vi Thị Cảnh và các con của thân chủ. Quá trình vấn đàm được tiến hành khi tôi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho một buổi vấn đàm.

Vào lúc 8h sáng ngày 07/04/2014 tôi đã có mặt tại nhà thân chủ Vi Thị Cảnh và tiến hành vấn đàm. Cuộc vấn đàm giữa tôi và thân chủ chủ yếu là cuộc trao đổi, gợi mở giữa hai người được tiến hành thông qua việc hỏi đáp, trắc nghiệm và phỏng vấn sâu.

Thân chủ của tôi là đối tượng phụ nữ bị BHGĐ; mặt khác lại là một người rất khó tiếp cận do đặc điểm tâm lí của người đã từng bị hành vi BHGĐ và tính cách nên việc khai thác thông tin rất khó khăn. Nhưng qua nói chuyện, trao đổi với các kĩ năng nghề nghiệp như giao tiếp, vấn đàm, lắng nghe, thấu cảm...và sự kiên trì trong nghề nghiệp tôi đã khai thác được các thông tin về thân chủ, giúp thân chủ nhận ra được những khó khăn, trở ngại của mình; động viên thân chủ, chuyển biến nghị lực thay đổi nhận thức, thái độ và lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Quá trình vấn đàm với đã thu được các thông tin sau:

“Thân chủ Vi Thị Cảnh, sinh ra và lớn lên tại xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hiện đang sinh sống cùng chồng và 3 cô con gái tại xóm Lai Châu, xã Nghĩa Mai,Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Từ khi lập gia đình thì sau đó 5 tháng gia đình chị đã không ổn định về kinh tế, làm ăn lại ngày càng sa sút. Người chồng vô trách nhiệm của chị xưa nay lại càng trở nên bê tha, sa vào cờ bạc, rượu chè. Một phần vì bị bạn bè

rủ rê, phần vì chán nản cảnh gia đình túng quẫn muốn thoát nghèo nhưng lại chọn con đường sai trái. Hơn nữa, gia đình chị đợi mãi vẫn chưa có 1 mụn con trai nối dõi nên tâm lí chán nản của anh chồng ngày càng nặng nề thêm.

Sống với người chồng vũ phu, chịu đựng các hành vi của chồng chừng ấy năm trời. Đối với chị Cáng thì chuyện bị chồng tát, đánh đập, giũ tóc, đuổi ra khỏi nhà là chuyện như cơm bữa.

(Phỏng vấn sâu thân chủ)

Trong suốt quá trình tiến hành CTXH cá nhân thân chủ luôn tỏ thái độ sợ hãi, chán nản và bi quan:

"Tôi không biết tại sao mình lại ra nông nỗi này. Tôi cũng là con người, tôi muốn sống như bao người phụ nữ khác, đuợc chồng thương yêu và sống khoẻ mạnh, hạnh phúc. Số tôi sao thật bất hạnh. Tôi không còn muốn sống nữa".

(Phỏng vấn sâu thân chủ)

Đặc biệt khi tôi tiến hành phỏng vấn sâu những đứa con của thân chủ thì chúng tỏ ra sợ hãi khi nghe tôi hỏi về những hành vi mà người cha vũ phu thường gây ra với mẹ của chúng:

Sau mỗi lần bố cháu đi uống rượu về là bố lại đánh mẹ, mẹ cháu chỉ biết ôm bọn cháu và ngồi khóc, cứ mỗi lần như thế cháu thấy thương mẹ lắm, cháu rất sợ bố, cháu ghét bố cháu lắm vì không thương mẹ lại còn đánh đập mẹ triền miên”. Bé gái kể xong rồi ngồi khóc mếu máo.

(Phỏng vấn sâu con gái thân chủ)

Qua quá trình vấn đàm tôi đã trao đổi, gợi mở, chia sẻ tâm tình với thân chủ về những khó khăn, trở ngại mà thân chủ hiện tại đang phải đối mặt, đồng thời phân tích những khó khăn mà trong thời gian tới có thể thân chủ vẫn sẽ phải trải qua. Bên cạnh đó, tôi cũng đã phân tích và giúp thân chủ nhận biết cách làm thế nào để có thể vượt qua đuợc những lúc khó khăn đó.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, để thông tin thêm phần khách quan hơn tôi đã tiến hành phỏng vấn sang những người hàng xóm xung quanh nơi thân chủ và đuợc biết:

về là lại thấy trong nhà to tiếng cãi vã, đánh đập, tiếng con nít khóc riết. Tôi biết ngay là chồng chị ấy lại đi đánh bạc mất tiền, uống rượu say về la mắng vợ con đây mà. Hàng xóm chúng tôi cũng thấy thương cho chị ấy lắm, muốn can ngăn nhưng chồng chị ta vũ phu lắm, có lúc đánh luôn cả người ngoài đến can ngăn. Sau rồi thấy thế chúng tôi cũng kệ, đèn nhà ai người nấy sáng, chỉ mỗi tội thương chị Cáng lắm! Sống mà phải chịu đựng mãi thế sao nổi”.

(Phỏng vấn sâu hàng xóm thân chủ)

Sau 2 cuộc vấn đàm tình hình của thân chủ đã cải thiện rất nhiều, thân chủ đã có những thay đổi về tâm lí. Tinh thần của thân chủ đã đuợc ổn định hơn rất nhiều, chị đã bớt đi tính ít nói mà trở nên cởi mở. Chị cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi trước đây chị không biết chia sẻ sự khổ cực, bất hạnh này cùng ai.

d. Chẩn đoán

Thông tin về thân chủ mặc dù được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Từ thân chủ, hàng xóm, con cái,…nhưng lại chính xác và ăn khớp với nhau. Qua đó tôi đã tiến hành phân tích, xử lý thông tin và đánh giá vấn đề của thân chủ như sau: Thân chủ Vi Thị Cảnh hiện đang gặp khó khăn về vật chất cũng như tinh thần và thể xác.

Trong đó khó khăn về vật chất là do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, của cải trong nhà đã không có lại thêm người chồng cờ bạc, rượu chè. Một mình chị phải lo cho cả 3 đứa con ăn học không biết phải bỏ học bất cứ lúc nào khi gia đình ngày càng trở nên thiếu thốn.

Khó khăn về vật chất đã kéo theo những khó khăn về tinh thần cho thân chủ. Nhưng khó khăn về tinh thần là quan trọng nhất. Hiện tại thân chủ đang trong tâm lí khủng hoảng do những hành vi của người chồng bạo lực gây ra. Cuộc sống của chị ngày qua ngày giống như địa ngục. Tinh thần trở nên chán nản, thân chủ trở nên bi quan, có suy nghĩ tiêu cực không còn muốn tiếp tục cuộc sống cực khổ này nữa. Thân chủ ngại tiếp xúc với mọi người, trở nên cáu gắt với tất cả mọi người kể cả với người thân. Thân chủ mặc cảm và xấu hổ với những gì mình đang phải chịu đựng. Thân chủ cũng rất lo lắng khi nghĩ tới cảnh phải để các con khổ cực, vất vả khi không còn mẹ...Việc giải quyết những khó khăn, trở ngại về tinh thần của thân chủ sẽ làm cho năng lực

sống của thân chủ được phục hồi.

Khó khăn về thể xác là dạng phổ biến và dễ nhìn thấy nhất ở nạn nhân của nạn BHGĐ. Sau những trận chịu đựng sự dày vò của người chồng vũ phu, toàn thân thân chủ trở nên thâm tím, những cú đấm vào mặt khiến thân chủ đau đớn và không muốn đi đâu vì xấu hổ với hàng xóm. Cứ mỗi lần như thế, phải rất lâu sau những vết thương cũ mới lành. Có khi chưa kịp lành đã phải hứng chịu những hành vi thô bạo tiếp theo.

Bảng 4: Sơ đồ các vấn đề của thân chủ H iề n là nh , ít nó i Khủ ng h oảng tâm lý Khôn g có c on tra i Chồng cờ bạc rượu chè Kin h tế khó k h n ă S ốn g k hé p kín Chồ ng v ũ ph u Mặt m ũi thâ m tín Sống cam chịu Ha y b ị chồn g c hủi bớ i tá t tai Thân chủ e. Kế hoạch trị liệu

Từ những chẩn đoán ban đầu về những trở ngại, khó khăn mà thân chủ Vi Thị Cảnh đang gặp phải; tôi và thân chủ đã cùng nhau làm việc, trao đổi, bàn bạc, chia sẻ và đưa ra kế hoạch trị liệu cho thân chủ theo hướng ổn định nhất

f. Trị liệu

Đối với thân chủ hiện nay thì trợ giúp về tâm lý là phương pháp quan trọng mà tôi đã tiến hành được.

Thân chủ Vi Thị Cảnh cần phải trợ giúp về tâm lý để có thể chấp nhận những khó khăn và trở ngại mà hoàn cảnh gia đình và những hành vi bạo lực mà người chồng gây ra. Tôi đã tiến hành nói chuyện, vấn đàm và trao đổi với gia đình 2 bên bố mẹ thân chủ để gia đình động viên thân chủ, giúp đỡ thân chủ một phần nhỏ về vật chất. Lựa chọn thời gian thích hợp để gặp gỡ riêng với chồng thân chủ, nói chuyện cởi mở về tác hại của những hành vi BHGĐ là không những ảnh hưởng trực tiếp đến người vợ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức của

con trẻ. Xoá bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Khuyên người chồng nên bỏ cờ bạc, chí thú làm ăn, không ham nhậu nhẹt và phân tích làm sao cho anh ta hiểu rằng, BHGĐ là vi phạm pháp luật.

Từ những khó khăn, trở ngại đó của thân chủ tôi đã tiến hành trợ giúp như sau:

Thứ nhất: Giúp thân chủ ổn định tâm lý, nâng cao nhận thức về quyền của người phụ nữ, bình đẳng giới.

Thứ hai: Hỗ trợ thân chủ các nguồn lực cần thiết để thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại, kiến nghị lên cấp trên về các chính sách đối với gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Vay vốn, trợ cấp kinh tế,…

Thứ ba: Tư vấn cho thân chủ về các công việc thân chủ có thể làm để có thu nhập thêm cho gia đình, chính quyền địa phương hỗ trợ việc làm thêm, …

Tôi cũng đã giới thiệu thân chủ tới tìm gặp những người cùng cảnh ngộ với thân chủ trước đây để họ có thể chia sẻ về những trở ngại của thân chủ ở hiện tại và thân chủ của tôi cũng đã vui vẻ nhận lời. Mặt khác tôi cũng đã nói chuyện, trao đổi với chính quyền địa phương nơi thân chủ sinh sống và những người dân tại địa bàn về những khó khăn mà chị Cáng đang phải gánh chịu để cố sự hỗ trợ kịp thời.

Bảng 6: Các nguồn lực có thể huy động để trợ giúp thân chủ

g. Lượng giá

Từ việc lập kế hoạch trị liệu và trị liệu cho thân chủ Vi Thị Cáng và kết thúc tiến trình CTXH thì tôi đã hoàn thành được những mục tiêu sau: Thân chủ tôi đã có những thay đổi bất ngờ trong tâm lý. Cán sự CTXH đã tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ, với sự cảm thông sâu sắc đã giúp đỡ thân chủ

Thân chủ

Gia đình, họ hàng:

- Sự chia sẻ từ hai bên nội ngoại

- Sức mạnh từ các con

Hàng xóm:

- Sự cảm thông - Hỗ trợ kinh tế

Chính quyền địa phương:

- Hỗ trợ vay vốn - Giới thiệu việc làm - Trợ giúp kinh tế

Hỗ trợ dịch vụ:

- Tư vấn tâm lí - Phát triển năng lực

vượt lên khó khăn, trở ngại, lấy lại được niềm tin vào cuộc sống.

Sau khi kết thúc tiến trình CTXH thân chủ Vi Thị Cảnh đã thay đổi bất ngờ trong tâm lý. Ở thân chủ , cán sự CTXH nhận thấy được sự chuyển biến tâm lý từ một người phụ nữ chán nản, thất vọng, đau khổ sang sự hy vọng, ý chí vươn lên, sự quyết tâm.

Kết thúc tiến trình CTXH sau đó tôi đã tiến hành vãng gia và thăm gia đình thân chủ và gặp lại thân chủ, lúc này thân chủ đã vui vẻ và cười nhiều hơn. Đặc biệt thân chủ tỏ ra rất cởi mở, thân thiện và không còn thái độ sợ hãi, bi quan nữa.

Mỗi người chúng ta có một tiềm năng, một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó là sự nỗ lực cố gắng và ý chí vươn lên của bản thân. Ai cũng có lúc vấp ngã, bi quan, chán nản và điều quan trọng là sau khi vấp ngã chúng ta biết đứng dậy như thế nào. Những người phụ nữ như chị Cáng là những người bị vấp ngã trong chính cuộc sống gia đình, nếu được hỗ trợ kịp thời chắc chắn các chị ấy sẽ tự mình cố gắng vươn lên.

Qua việc tiến hành CTXH với cá giúp thân chủ có nghị lực sống và biến chuyển nhận thức của thân chủ về các TNXH và giúp thân chủ có cái nhìn lạc quan hơn để có thể sống tốt hơn và có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu công tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã nghĩa mai, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w