Thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu công tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã nghĩa mai, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an) (Trang 30 - 32)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Thuận lợi, khó khăn

a.Thuận lợi :

Với sự tích cực và chủ động của đoàn thể chính quyền địa phương xã Nghĩa Mai trong việc giảm thiểu các trường hợp bạo hành gia đình, đồng thời có sự phối hợp và giúp đỡ tích cực của cấp trên vì vậy đã phát huy được tính chủ động và tích cực trong việc giảm thiệu và cải thiện tình hình vấn đề bạo hành xảy ra ở địa phương. Các cấp uỷ Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo trong việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm vì bình đẳng giới trong gia đình. Thường xuyên chỉ đạo hoạt động của chính quyền các cấp Hội phụ nữ, tạo điều kiện để hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Đồng thời Các chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng luôn làm tốt công tác phổ biến pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội cũng thường xuyên phối hợp với Hội phụ nữ tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong trào hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

b.Khó khăn

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách

thức, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở như xã Nghĩa Mai về việc thực hiện luật hôn nhân gia đình vẫn còn chưa nghiêm, luật bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình cũng chỉ mới được ban hành. Những biến động của nền kinh tế thị trường với nhiều mặt trái của nó, đã tác động mạnh mẽ đến gia đình, có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất. Đó là:

Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa thường xuyên liên tục, nội dung và hình thức còn hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự coi công tác hoà giải là nhiệm vụ của hệ thống chính trị nên đã khoán trắng công tác này cho các tổ hoà giải. Công tác nắm bắt tình hình phụ nữ bị bạo lực gia đình ở một số cơ sở còn chưa sâu sát.

Nhận thức bình đẳng giới ở gia đình và xã hội còn hạn chế, tư tưởng phong kiến, lạc hậu còn nặng nề, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, xã nghèo. Chế độ thông tin báo cáo hai chiều còn chậm, số liệu chưa đầy đủ, nên gây khó khăn cho công tác chỉ đạo.

Một số cấp Hội thiếu quan tâm, đôn đốc thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình nên hiệu quả công tác tuyên truyền còn hạn chế. Đặc biệt bản thân chị em phụ nữ, do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế và chưa nhận thức rõ hành vi thuộc bạo lực gia đình.

Hơn nữa, vì đây là xã mới tái định cư, cuộc sống và tâm lí người dân chưa thực sự ổn định nên công tác can thiệp chưa thực sự được chú trọng.

CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGHĨA MAI, HUYỆN

NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Ý nghĩa của việc thực hiện CTXH với phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã Nghĩa Mai

Đối với bản thân: Đợt thực tập này là cơ hội để bản thân tôi áp dụng những kiến thức đã học đi vào thực tiễn cuộc sống, giúp tôi hình dung và làm quen dần với công việc của mình trong tương lai sắp tới. Qua chuyến đi thực tập này tôi tự ý thức được và rút ra cho bản thân về các kĩ năng trong quá trình làm việc như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phỏng vấn sâu, kĩ năng thu thập tài liệu, sử lí số liệu,…Khi tiến hành đi thực tập bản thân tôi sẽ hiểu biết sâu hơn về cộng đồng địa phương nơi tôi đang tiến hành thực tế , biết được kiến thức của họ về bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và BHGĐ…Không những thế qua chuyến đi thực tập này là tiền đề cho tôi tự tin hơn khi làm CTXH với vấn đề BHGĐVPN trong những lần thực tập, thực tế tiếp theo.

Đối với địa bàn nghiên cứu: Tìm ra cái thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác phòng chống BHGĐVPN ở địa phương và tìm cách tận dụng và phát huy cái thuận lợi, hạn chế và khắc phục những khó khăn. Qua đó nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân về các vấn đề liên quan đến công tác phòng chống BHGĐVPN.

Đối với các cấp chính quyền và nhà nước: Thông qua đề tài nghiên cứu giúp cho các cấp chình quyền và nhà nước có cái nhìn đúng đắn hơn, chặt chẽ hơn trong quá trình hoạch định chính sách, bổ sung và sửa đổi chính sách đối với phụ nữ, về công tác phòng chống BHGĐVPN sao cho phù hợp với từng địa phương trên toàn quốc. Đánh giá thành tựu đạt được trong các giai đoạn để rút kinh nghiệm và phát huy hay hạn chế.

Một phần của tài liệu công tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã nghĩa mai, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w