Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn về môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp trong nước trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã gia nhập khối kinh tế, thương mại như: ASEAN, APEC và tổ chức WTO, việc gia nhập này sẽ đem lại cho công ty rất nhiều cơ hội tuy nhiên cũng có không ít những thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của việc gia nhập các tổ chức kinh tế và đã sẵn sàng cho những bước chuẩn bị khi bước vào sân chơi rộng lớn này. Để có thể đứng vững và phát triển được trong môi trường này cần có rất nhiều sự ủng hộ từ chính phủ. Những thách thức này đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ trên lĩnh vực sản xuất, quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước. Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Chính phủ nên sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là luật doanh nghiệp và luật thuế, tạo nên sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thúc đẩy thị trường tài chính phát triển trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhà nước cần có thêm các chính sách ban hành về tạo vốn. Nhà nước cần chú trọng trong việc vừa khuyến khích định hướng cho các hoạt động thu hút vốn và cung ứng vốn vừa tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tự lo lắng và tính toán các biện pháp huy động vốn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của vốn. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục vay vốn, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong công tác vay vốn.
Đối với công ty TNHH UpViet nguồn hàng công ty nhập về chủ yếu từ nước ngoài, các bạn hàng, đối tác ở khắp mọi miền đất nước chính vì vậy các chính sách về xuất nhập khẩu, về vùng miền rất được công ty quan tâm. Là một doanh nghiệp nhỏ,
mới bước đầu tiến vào thị trường, khi tình hình hoạt động còn chưa được ổn định bên cạnh sự nỗ lực của công ty thì các chính sách, chủ trương của nhà nước sẽ là một phần cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của công ty.