Hệ số đa dạng di truyền và các phân đoạn DNA đặc trƣng của các

Một phần của tài liệu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (glycine max merril) địa phương (Trang 52 - 53)

3. Nội dung nghiên cƣ́u

3.2.3.Hệ số đa dạng di truyền và các phân đoạn DNA đặc trƣng của các

giống đậu tƣơng nghiên cứu

Căn cứ vào tần suất xuất hiện các alen trong từng locus, sử dụng công thức tính hệ số đa dạng di truyền dựa trên các dữ liệu phân tích RAPD chúng tôi đã xác định được hệ số đa dạng di truyền (HRAPD) của 30 giống đậu tương trong phạm vi 16 mồi sử dụng cho phản ứng RAPD là 66,23%. Kết quả này cho thấy các giống đậu tương địa phương Việt Nam biểu hiện sự đa dạng di truyền cao ở mức phân tử. Đây chính là nguồn gen phong phú cung cấp cho chọn giống đậu tương.

Kết quả phân tích RAPD cũng là cơ sở để chúng tôi xác định các chỉ thị RAPD đặc trưng của các giống đậu tương nghiên cứu (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 cho thấy, mồi M2 xuất hiện kích thước 2kb đặc trưng cho giống VNlc6 (VNlc6/M2-2,0 kb) và kích thước 0,6 kb đặc trưng đối với giống VNlc10 (VNlc10/M2-0,6 kb). Mồi M5 có kích thước 1,2 kb đặc trưng cho giống VNlc1 (VNlc1/M5-1,2 kb), mồi M7 có kích thước 0,6 kb đặc trưng đối với giống VNlc22 (VNlc22/M7-0,6 kb), mồi M10 có kích thước 0,4 kb đặc trưng với giống VNlc8 (VNlc8/M10-0,4 kb), mồi M15 xuất hiện kích

thước 0,6 kb đặc trưng cho giống VNlc15 (VNlc15/M15-0,6). Như vậy, sử dụng 16 mồi trong phản ứng RAPD để nhân bản các phân đoạn DNA từ hệ gen của 30 giống đậu tương địa phương đã xác định được 6 chỉ thị phân tử RAPD đặc trưng ở 6 giống đậu tương với 5 mồi ngẫu nhiên (M2. M5, M7, M10, M15).

Bảng 3.4. Chỉ thị RAPD đặc trưng của các giống đậu tương nghiên cứu

M2 M5 M7 M10 M15 VNlc1 - 1,2 kb - - - VNlc8 - - - 0,4 kb - VNlc9 2 kb - - - - VNlc10 0,6 kb - - - - VNlc15 - - - - 0,6 kb VNlc22 - - 0,6kb - -

Một phần của tài liệu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (glycine max merril) địa phương (Trang 52 - 53)