ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KHỐI LƢỢNG 1000 HẠT CỦA CÁC

Một phần của tài liệu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (glycine max merril) địa phương (Trang 30 - 32)

3. Nội dung nghiên cƣ́u

3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KHỐI LƢỢNG 1000 HẠT CỦA CÁC

GIỐNG ĐẬU TƢƠNG NGHIÊN CỨU

Hình thái và khối lượng hạt là một trong những đặc tính quan trọng được quan tâm trong công tác chọn tạo giống đậu tương.

Khối lượng 1000 hạt là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành năng suất của cây đậu tương, tính trạng này do kiểu gen chi phối và có thể thay đổi do chế độ chăm sóc, mùa vụ và điều kiện môi trường. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương biểu hiện khác nhau và phụ thuộc vào kích thước và độ đồng đều của hạt. Khối lượng hạt của 30 giống đậu tương dao động từ 74,6 g đến 194,61g. Trong các giống đậu tương nghiên cứu thì giống VNlc8 khối lượng hạt cao nhất 194,61g, thấp nhất là giống VNlc28 có khối lượng 74,6g. Có thể xếp theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương như sau: VNlc8 > VNlc3 > VNlc2 > VNlc25 > VNlc7 > VNlc4 > VNlc23 >VNl24 > VNlc1 > VNlc10 > VNlc13> VNlc22 > VNlc20 > VNlc5 > VNlc18> VNlc11 > VNlc16 > VNlc9 > VNlc29 >VNlc14> VNlc15>VNlc12 > VNlc6 > VNlc27 > VNlc30 > VNlc21 > VNlc17 >VNlc26 > VNlc19 >VNlc28 .

Màu vỏ hạt của các giống đậu tương nghiên cứu bao gồm: Vàng, vàng trắng, vàng đậm, vàng xanh, vàng loang, vàng phớt xanh, vàng nhạt, xanh vàng, xanh nhạt, nâu, đen. Đặc biệt là đậu tương hạt đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột.

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái và khối lượng 1000 hạt của 30 giống đậu tương

TT Tên giống Màu sắc hạt Hình dạng hạt Màu rốn hạt Khối lƣợng 1000 hạt (g) 1 VNlc1 Vàng trắng Ô van Đen 148,90 2 VNlc2 Vàng trắng Trứng Đen 185,40 3 VNlc3 Vàng đậm Ô van Nâu 189,30 4 VNlc4 Vàng Ô van Nâu nhạt 162,80 5 VNlc5 Xanh nhạt Ô van Nâu 112,50 6 VNlc6 Xanh nhạt Ô van Nâu 101,52 7 VNlc7 Vàng Ô van Nâu 162,90 8 VNlc8 Vàng Trứng Nâu 194,61 9 VNlc9 Xanh nhạt Ô van Nâu 103,54 10 VNlc10 Vàng nhạt Ô van Nâu nhạt 148,45 11 VNlc11 Đen Ô van Đen 105,30 12 VNlc12 Xanh vàng Ô van Đen 102,50 13 VNlc13 Vàng Ô van Đen 139,10 14 VNlc14 Nâu đậm Ô van Nâu 103,30 15 VNlc15 Vàng xanh Ô van Nâu đậm 102,60 16 VNlc16 Xanh vàng Ô van Nâu 104,80 17 VNlc17 Vàng Ô van Đen 90,40 18 VNlc18 Xanh vàng Ô van Nâu 108,30 19 VNlc19 Vàng Trụ Nâu đậm 75,00 20 VNlc20 Vàng Ô van Đen 113,60 21 VNlc21 Vàng Trụ Nâu 91,80 22 VNlc22 Vàng Ô van Nâu đậm 115,00 23 VNlc23 Đen Trứng Đen 158,70 24 VNlc24 Vàng Trứng Nâu 153,80 25 VNlc25 Nâu Ô van Nâu đậm 166,80 26 VNlc26 Vàng loang Ô van Nâu đậm 83,30 27 VNlc27 Xanh vàng Ô van Nâu đậm 100,50 28 VNlc28 Vàng phớt xanh Ô van Nâu 74,60 29 VNlc29 Vàng Trụ Nâu đen 103,30 30 VNlc30 Vàng Ô van Đen 93,20

Màu sắc chủ yếu của rốn hạt ở các giống đậu tương nghiên cứu là màu đen, màu nâu, màu nâu đậm, màu nâu đen. Đây là đặc điểm hình thái quan trong sử dụng trong chọn giống để nhận dạng giống đậu tương trồng.

Về hình dạng hạt, các giống đậu tương nghiên cứu có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình trụ, ô van và hình trứng.

Kết quả phân tích màu sắc vỏ hạt, màu rốn hạt, hình dạng hạt và khối lượng 1000 hạt đã cho thấy sự đa dạng về hình thái, kích thước hạt của các giống đậu tượng địa phương. Đây chính là cơ sở để đánh giá hiện trạng nguồn gen cây đậu tượng địa phương Việt Nam và cũng là nguồn vật liệu chọn giống phong phú cần đươc khai thác có hiệu quả.

Một phần của tài liệu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (glycine max merril) địa phương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)