Cách ợp chất Mn(II), Re(II), Tc(II)

Một phần của tài liệu Bài Gỉang hóa Vô Cơ 2 (Trang 26)

- Các hợp chất bậc hai của mangan hóa trị II là các chất tinh thể. Số phối trí của Mn(II) trong các tinh thể thường bằng 6. Một số dạng thù hình ví dụ MnO, MnS có cấu trúc kiểu NaCl, còn MnF2 có cấu trúc kiểu Rutin. Đa số các hợp chất Mn(II) dễ tan trong nước, ít tan là MnO, MnS, MnF2, Mn(OH)2, MnCO3 và Mn3(PO4)2. Khi tan trong nước các muối Mn(II) phân ly tạo phức chất aquơ kiểu [Mn(H2O)6]2+ làm cho dung dịch có màu hồng:

MnSO4 + 6H2O ⇌ [Mn(H2O) 6]SO4

Ngoài nhóm H2O ra các anion thành phần cũng đóng vai trò phối tử.

- MnO màu xanh xám tonc = 1780oC có thành phần thay đổi (MnO ® MnO1,5) và có tính bán dẫn, người ta điều chế bằng cách đốt nóng MnO2 trong khí quyển H2 hay nhiệt phân MnCO3:

MnO2 + H2 ® MnO + H2O

MnCO3 ® MnO + CO2

- Mn(OH)2 màu trắng điều chế theo phản ứng trao đổi hay thủy phân các phức cation của Mn(II)

MnSO4 + 2KOH ® Mn(OH)2 + K2SO4

[Mn(NH3)6]Cl2 + 6H2O ® Mn(OH)2 + 2NH4Cl + 4NH4OH

- MnO và Mn(OH)2 dễ tan trong axit, còn với kiềm chúng chỉ tác dụng khi đun nóng khá mạnh và lâu:

MnO + 2H3O+ + 3H2O ® [Mn(H2O)6]2+ MnO + 2HNO3 + 5H2O ® [Mn(H2O)6](NO3)2

Mn(OH)2 + 4OH- ® [Mn(OH)6]4- - Sự tạo phức anion còn có:

4KCN + Mn(CN)2 ® K4[Mn(CN)6] 4KF + MnF2 ® K4[MnF6] 2KCl + MnCl2 ® K2[MnCl4]

- Khi tác dụng với các chất oxy hóa các dẫn xuất Mn(II) thể hiện tính khử, ví dụ: trong môi trường kiềm Mn(OH)2 dễ bị O2 không khí oxy hóa:

6Mn(OH)2 + O2 ® 2Mn2MnO4 + 6H2O

Trong môi trường kiềm mạnh sự oxy hóa kèm theo sự tạo thành oxomanganat VI: 3MnSO4 + 5PbO2 + 6HNO3 ® 2HMnO4 + 3Pb(NO3)2 + 2PbSO4 + 2H2O - Các hợp chất Tc(II), Re(II) không đặc trưng

Một phần của tài liệu Bài Gỉang hóa Vô Cơ 2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)