CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 42 - 43)

Tuy chỉ mới thành lập và đi vào hoạt động một thời gian rất ngắn, thế nhưng hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang đã có bước tăng trưởng rất đáng kể cả về lượng và về chất. Tổng dư nợ tăng liên tục với tốc độ tương đối cao, DSCV và DSTN tuy có sự biến động nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng cao cả trong hình thức cho vay ngắn hạn lẫn trung – dài hạn, trong đó đáng kể nhất phải nói đến tình hình NQH đã được giảm xuống còn rất thấp, đây là một nỗ lực rất đáng tự hào thể hiện chất lượng tín dụng ở mức cao. Bên cạnh đó cũng phải kể dến một số mặt còn hạn chế như tỷ lệ thu nợ chỉ đạt mức khá và vẫn có sự biến động, tổng DN trên tổng tài sản có của ngân hàng ở mức cao đồng nghĩa với rủi ro ngân hàng có thể gặp phải là tương đối lớn

Để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra trong năm 2007 và cả trong thời gian sau, Sacombank An Giang vẫn cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, từ khâu thẩm định đến quản lý và thu hồi nợ, xử lý NQH... thu hút thêm tiền gửi, cân đối tỷ trọng các loại tài sản... có như vậy sẽ có thể hạn chế được những rủi ro, nâng chất trong việc cấp tín dụng, tạo điều kiện để Sacombank An Giang tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẽ đa năng - hiện đại trong vùng.

Trong khoản thời gian sắp tới, sẽ có thêm nhiều Ngân hàng nữa bắt đầu hoạt động tại địa bàn tỉnh An Giang, do đó ngoài những việc đang thực hiện thì tôi kiến nghị Sacombank An Giang nên thực hiện thêm một số công việc để hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, công tác tín dụng ngày càng được lành mạnh.

- Tại Sacombank An Giang tỷ lệ rủi ro tín dụng hiện ở mức cao, Ngân hàng có thể gặp khó khăn nếu đồng thời có nhiều yêu cầu được cấp tín dụng hoặc rút tiền từ phía khách hàng. Ngân hàng có thể phòng ngừa được tình huống này với biện pháp chủ yếu là tăng lượng ngân quỹ và điều chỉnh tỷ lệ trong cấu trúc tài sản có của Ngân hàng, tăng thêm đầu tư vào các chứng khoán vốn mang tính thanh khoản nhưng có độ rủi ro thấp hơn. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng có thể tăng vốn huy động bằng nhiều hình thức như khuyến mãi, linh động lãi suất... để cùng với việc tăng vốn tự có sẽ giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc thanh toán hay cấp tín dụng.

- Ngân hàng có thể bố trí CBTD tiếp nhận hồ sơ, quản lý địa bàn vay theo địa bàn sinh sống của mình, có như vậy việc thẩm tra trước cho vay và kiểm tra sử dụng vốn đều được thực hiện thuận lợi và chính xác hơn. Tuy nhiên mỗi CBTD phải tự ý thức được công việc của mình, nếu gặp phải hồ sơ những người khá thân quen thì nên chuyển cho CBTD khác để bảo đảm được tính khách quan trong quá trình cho vay.

- Định kỳ hàng tuần hàng tháng nên triệu tập cuộc họp tất cả nhân viên tín dụng và các bộ phận có liên quan để phân tích đánh giá tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của tháng trước, nêu lên những việc chưa làm được, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và biện pháp tháo gỡ, giao chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch và công việc một cách chi tiết cho từng nhân viên tín dụng, phải có báo cáo cụ thể tiến độ thực hiện và hiệu quả đạt được của từng công việc đã giao theo ngày, tuần và tháng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w