Một số trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 để vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 33 - 35)

đúng quy chế tín dụng, cho vay vượt quá tỷ lệ quy định, thiếu tài sản đảm bảo.

 Công tác thẩm định được tiến hành hời hợt, có thể do chủ quan của cán bộ tín dụng dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng còn sai sót. Hay do sự kiêng nể, những mối quan hệ từ trước dẫn đến việc cán bộ tín dụng lập tờ trình cho vay không trung thực.  Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay không được thực hiện, cán bộ tín dụng thiếu sự quan tâm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích, không đủ khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng.

 Công tác quản lý tín dụng chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

4.6.4 Nguyên nhân xuất phát từ tài sản đảm bảo

 Việc định giá tài sản đảm bảo được thực hiện không chính xác, có thể do thiếu thông tin về tình hình giá cả hoặc cán bộ tín dụng cố tình định giá cao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và quy định của Ngân hàng về tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

 Khi tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh nhưng thiếu biên bản đồng thuận của các thành viên có liên quan; việc thế chấp tài sản đảm bảo không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo nên rất khó khăn trong việc xử lý nếu có tranh chấp xảy ra.

 Tài sản đảm bảo không xử lý được do có mãi lực quá thấp, thị trường không có nhu cầu. Thực tế đã xảy ra việc khách hàng sau khi sử dụng vốn, thay vì hoàn lại vốn cho Ngân hàng đã chấp nhận dùng tài sản đảm bảo là đất thổ cư tại nông thôn (ONT) để trừ nợ, do đó hiện Ngân hàng rất hạn chế trong việc chấp nhận tài sản đảm bảo là đất ONT, trừ khi đất có vị trí sát ngay trung tâm xã hoặc đường giao thông chính.

4.6.5 Một số trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 để vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng dụng

 Giả mạo hồ sơ để vay vốn Ngân hàng:

Do thủ tục đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT ngày càng thông thoáng nên một số đối tượng lợi dụng để lập hồ sơ pháp nhân công ty vay vốn ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Khách hàng là đối tượng lừa đảo, đã tạo hồ sơ pháp nhân giả mạo, sổ kế toán giả, mượn cơ sở sản xuất kinh doanh của người khác để chứng minh nguồn thu nhập và mục đích sử dụng vốn... lợi dụng sự kém hiểu biết của bên bảo lãnh, kinh nghiệm còn non yếu của cán bộ tín dụng để dễ dàng qua mặt Ngân hàng. Điều này càng trở nên khó kiểm soát hơn nếu Ngân hàng cho vay thông qua trung gian.

 Mượn tư cách pháp nhân để vay vốn Ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh: Khách hàng có tài sản, có kinh doanh nhưng không minh bạch, hoặc không đủ cơ sở để chứng minh việc kinh doanh chẳng hạn như kinh doanh nhà đất với

ám, trốn thuế, lách luật... đối tượng khách hàng thuê mướn pháp nhân để vay vốn, sau đó người bảo lãnh sử dụng tiền vay và làm giấy nhận nợ với bên cho mướn pháp nhân. Còn đối tượng khách hàng sau khi lấy tiền thì trốn tránh trách nhiệm trả nợ.

 Hùn hạp làm ăn thông qua bảo lãnh vay vốn, sau đó bỏ trốn:

Một nhóm người không có vốn hoặc ít vốn nhưng hùn nhau thành lập công ty, sau đó đánh bóng hình ảnh bằng cách khuếch trương thanh thế làm ăn, làm quen với cán bộ có thẩm quyền ở địa phương, thuê mướn mặt bằng khang trang, mướn xe hơi đi lại... Sau đó mời mọc kêu gọi những người có tài sản hùn vốn làm ăn bằng cách đưa tài sản bảo lãnh cho công ty vay vốn. Như vậy họ có thể đẩy trách nhiệm trả nợ sang người khác.

 Thông qua hình thức bảo lãnh để trả nợ:

Một số người mắc nợ bên ngoài với lãi suất cao và không có nguồn để trả. Họ đưa tài sản bảo lãnh vay vốn Ngân hàng để trả nợ. Bằng cách này họ đã chuyển nợ cho Ngân hàng với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ.  Bên bảo lãnh và bên đi vay là bị hại do chiếm dụng vốn hoặc lừa đảo của bên thứ 3:

Trong thực tế có một số người làm ăn lương thiện nhưng thiếu vốn kinh doanh nhất thời. Lợi dụng điều đó, một số đối tượng thông qua quan hệ quen biết, thân tình thuyết phục bà con, bạn bè đưa tài sản bảo lãnh cho công ty vay vốn. Qua đó đối tượng này sẽ vay ké hoặc mượn tạm ít tiền đã vay của Ngân hàng, sau đó lẩn tránh trách nhiệm hoặc bỏ trốn.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w