CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA
3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT THƯƠNG MẠI CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA
MẠI CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA
Nâng cao chất lượng công tác quản lý khách hàng
Kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống đo đếm, để phát hiện các trường hợp sai lệch, nhầm lẫn, không bình thường…
Tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra hệ thống đo đếm trên toàn bộ địa bàn Điện lực quản lý bao gồm các lộ dây trung thế. Trong đó tập trung những khu vực có mạng điện sinh hoạt dày đặc, mạng lưới điện cũ nát và những nơi có phụ tải lớn.
Chặt chẽ, chính xác trong việc ghi chỉ số công tơ
Nâng cao chất lượng ghi chỉ số công tơ, cử các tổ dịch vụ đảm nhiệm:
- Thực hiện bằng cách hoán đổi vị trí, Điện lực cử người đi ghi trực tiếp từng phần, các khu vực trọng điểm, các khu vực có sản lượng lớn, Tổ chức phúc tra thường xuyên từ phòng kinh doanh đến tổ dịch vụ.
- Phòng kinh doanh tài vụ cần lập kế hoạch chi tiết về việc hoán đổi vị trí các tổ dịch vụ trong công tác quản lý công tơ đo đếm.
- Tăng cường quản lý ghi chỉ số công tơ đúng chu kỳ và đúng chỉ số.
Điện lực phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý các trường hợp trộm cắp điện.
Củng cố lực lượng kiểm tra viên Điện lực, thường xuyên bồi huấn về công tác kiểm tra và xử lý chống ăn cắp điện. Phổ biến kinh nghiệm kiểm tra cho các địa phương, các dạng vi phạm thường gặp và một số vụ vi phạm nghiêm trọng, điển hình hoặc các hình thức vi phạm mới.
Việc thực hiện tốt công tác quản lý vậnh hành và kinh doanh bán điện sẽ giảm được đáng kể tổn thất cho toàn Điện lực.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức kinh doanh
Chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ ngành điện cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn Điện lực. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân quản lý kinh doanh điện, đảm bảo cho họ có đủ trình độ chuyên môn trong công tác kiểm tra, chống lấy cắp điện.
Thực hiện việc phân quyền ở các cấp quản lý khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng cần có những thay đổi về việc quản lý kinh doanh điện năng, cụ thể:
- Đưa ra mô hình quản lý hớp lý, tạo tính minh bạch, rõ ràng trong công tác quản lý kinh doanh.
- Đưa ra được người (bộ phận) chịu trách nhiệm quản lý điện từng khu vực, tạo nên tâm lý cho họ quan tâm đến công việc của mình.
- Nâng cao trình độ quản lý của những cán bộ chuyên trách, đặc biệt là Giám đốc và các phó giám đốc.
Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng
Để đảm bảo công tác giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đạt hiệu quả cao, Điện lực Đống Đa cần hướng dẫn và quy định thực hiện các nghiệp vụ: mở sổ quản lý khách hàng, ghi chỉ số công tơ, tính toán hoá đơn tiền điện, hạch toán thu - chi tiền điện công khai hàng tháng. Vì vậy, Điện lực cần phối hợp với các cơ quan quản lý điện địa phương tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng, lựa chọn công tơ đo điện phù hợp với công suất tiêu thụ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, cần phải thay mới bằng công tơ phù hợp (tất nhiên đã qua kiểm duyệt và đạt tiêu chuẩn).
Bên cạnh việc tăng cường quản lý khách hàng thông qua việc quản lý công tơ, Điện lực Đống Đa nên chú trọng nhiều đến công tác quản lý hợp đồng kinh doanh mua bán điện. Có thể lập một ban phụ trách về hợp đồng mua bán điện ( ban này trực thuộc phòng kinh doanh) với nhiệm vụ trước mắt: tiến hành rà soát tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán điện, mở một sổ quản lý khách hàng trong đó cho biết rõ các thông
tin: tên hộ tiêu thụ, địa chỉ, mục đích sử dụng và tính toán tiền điện hàng tháng mỗi hộ phải nộp.
Để góp phần vào việc quản lý khách hàng đạt hiệu quả cao, Điện lực Đống Đa nên trang bị nhiều máy tính áp dụng trong công tác quản lý công tơ và hợp đồng. S