Dưới đây là những phân tích tổn thất điện năng theo quý năm 2011 để đưa ra những đánh giá, nhận xét được tình hình tiêu thụ điện năng theo quý, nhu cầu sử dụng phụ tải theo mùa của công ty điện lực Đống Đa, từ đó rút ra được những biện pháp, vấn đề giúp quá trình sản xuất và quản lí kinh doanh trong công ty điện lực Đống Đa hiệu quả hơn.
Bảng 2. 4: Sản lượng tổn thất điện năng năm 2012
Quý I Quý II Quý III Quý IV
SL tổn thất 9.605.965 13.568.821 13.955.753 8.264.558
ĐN thương phẩm 154.205.130 207.141.239 217.480.696 176.532.642
Tỷ lệ tổn thất 6,23% 6,55% 6,42% 4,68%
( Nguồn: Phòng kinh doanh Điện lực Đống Đa )
Hình 2. 3: Biểu đồ sản lượng tổn thất điện năng năm 2012
Qua bảng trên ta thấy,lượng tổn thất điện năng của quý III cao nhất trong năm với sản lượng tổn thất là 13.955.753 (kWh) và của quý IV là thấp nhất trong năm với sản lượng là 8.264.588 (kWh). Tổn thất điện năng trong quý III tăng cao là do một phần nhu cầu sử dụng điện trong thời kỳ này rất lớn. Quý III là giai đoạn vào hè, điện năng cho sinh hoạt cũng bắt đầu tăng lên do yếu tố thời tiết, ít nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lý hộ sử dụng điện, các thiết bị như điều hòa nhiệt độ, quạt, hệ thống làm lạnh,…được sử dụng với công suất rất lớn. Thành phần phụ tải này lại là thành phần chủ yếu gây tổn thất điện năng. Đồng thời điện năng cung cấp và tiêu thụ của các thành phần phụ tải là khác nhau và biến đổi theo từng thời kỳ trong năm. Nhu cầu sử dụng điện còn phụ thuộc vào thời tiết trong năm nên tỷ lệ tổn thất cũng thay đổi theo. Do đó cần
nắm chắc đặc điểm này để quản lý điện năng tốt hơn.
Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của quý III lại không phải là cao nhất chỉ có 6,42 % trong khi của quý II là 6,55 %, điều này có thể giải thích do quý II các phụ tải điện trong lưới điện quận Đống Đa thường xuyên chạy trong tình trạng non tải, lượng điện năng lãng phí và tổn thất thương mại tăng cao. Vào đầu hè, công ty điện lực Đống Đa cũng tiến hành tu bổ, kiểm tra lại hệ thống đường dây, trạm biến áp nhằm đáp ứng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và tiêu thụ trong địa bàn vào thời kì cao điểm nên tỷ lệ điện năng tổn thất trong quý III có giảm đôi chút. Cùng với sản lượng điện năng tiêu thụ thấp nhất trong năm thì quý IV cũng có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong năm chỉ với 4,68%, do đặc thù phụ tải về mùa đông của quận Đống Đa chủ yếu là các hệ thống chiếu sáng và các loại máy đun nước nóng có hiệu suất sử dụng cao, lượng điện năng tổn thất thương mại thấp nên tỷ lệ tổn thất kéo theo đó cũng có sự giảm.
2.3.2. Phân tích tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp
Lưới điện trung áp là các đường dây cấp điện áp 6 kV, 10 kV, 22 kV. Hiện nay công ty điện lực Đống Đa đang quản lí 32 đường dây trung áp (chi tiết khối lượng đường dây trung áp công ty Điện lực Đống Đa xem tại phụ lục 1).
- Đối với cấp điện áp 6kV,lộ 471E5 là lộ đường dây có chiều dài lớn nhất là 4,89km do đó cũng dễ dàng đoán được tổn thất điện năng trên đường dây của lộ 471E5 là lớn nhất, tiếp theo đó các lộ 485E9, 473E11 có chiều dài ngắn hơn nhưng cũng có phạm vi lớn, chịu trách nhiệm nhiều khu vực trong hệ thống lưới điện quận Đống Đa
- Với cấp điện áp 10kV, lộ đường dây có độ dài lớn nhất là lộ 982E13 với độ dài 3,18km. so với cấp điện áp 6kV thì độ dài đường dây của 10kV thấp hơn đôi chút. Các đường dây tiếp theo có độ dài đều nhỏ hơn đường 982E13. Đường dây 10kV có độ dài thấp nhất là lộ 973E13 với độ dài chỉ có 1,11km
- Với cấp điện áp 22kV, đây là cấp điện áp tập trung số lượng lớn các đường dây truyền tải với phạm vi tương đối rộng, trong đó dài nhất trong mạng lưới đường dây điện áp 22kV là đường dây 479E14 với chiều dài lên đến 5,858km. Ngắn nhất trong cấp điện áp 22kV là đường dây 481E14 với chiều dài chỉ có 0,49km. Chiều dài các lộ đường dây ảnh hưởng tương đối lớn đến tổn thất đường dây đó, vì vậy đối với các đường dây có chiều dài lớn ta cần theo dõi quan sát, tìm ra các biện pháp nâng cấp sửa chữa, hoặc tập trung các biện pháp nhằm làm giảm tổn thất điện năng truyền tải trên đường dây đó
Tổn thất điện năng trên đường dây trung áp được tính bằng tổng tổn thất điện năng trên các lộ đường dây trung áp. Tổn thất trên đường dây trung áp chủ yếu xảy ra ở các trạm biến áp và điện năng tổn thất trên đường dây truyền tải. Để đánh giá được tình hình tổn thất điện năng của công ty điện lực Đống Đa, ta sẽ theo dõi tổn thất điện năng
trên lưới điện trung áp năm 2011 và 2012 (chi tiết số liệu tổn thất điện năng năm 2011 và 2012 của công ty điện lực Đống Đa xem tại phục lục 2 và phụ lục 3)
Sản lượng điện năng năm 2012 tăng khoảng 8,5% so với năm 2011 và tỷ lệ tổn thất điện năng cũng tăng lên một chút, điều này cho thấy phụ tải điện ngày một tăng lên và sản lượng trên các đường dây cũng tăng theo để đáp ứng đủ nhu cầu và kéo theo đó là tỷ lệ tổn thất điện năng cũng tăng lên. Để việc theo dõi và đánh giá khách quan, phù hợp với tình hình hiện tại, ta sẽ phân tích số liệu tổn thất điện năng trên các lộ đường dây trung áp năm 2012 của công ty điện lực Đống Đa (chi tiết xem tại phụ lục 3)
- Trong cấp điện áp 6kV lộ đường dây có điện năng đầu nguồn nhận nhiều nhất là lộ 471E5 với điện năng nhận đầu nguồn lên đến 31,582 triệu kWh, tuy nhiên tổn thất điện năng kĩ thuật của lộ 471E5 không phải là cao nhất trong số các đường dây 6kV cụ thể, tổn thất trạm biến áp chỉ 0,332 triệu kWh và tổn thất đường dây là 0,65 triệu kWh. Như theo dõi bảng phụ lục 1 (khối lượng và thông số các đường dây trung áp) ta có thể dễ dàng nhận thấy đường dây 471E5 có chiều dài lớn nhất trong số các đường dây trung áp 6kV nên tổn thất điện năng đường dây chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, tổng tỷ lệ tổn thất kĩ thuật của đường dây 471E5 chỉ đạt 3,12% thấp hơn so với đường dây 485E9 là 4,1%. Và đường dây 485E9 cũng là đường dây có tỷ lệ tổn thất điện năng lớn nhất trong số các đường dây 6kV. Qua số liệu thu được và sơ đồ hệ thống lưới điện địa bàn quận Đống Đa có thể thấy đường dây 485E9 là đường dây đi qua nhiều trạm biến áp trong khu vực, thêm vào đó tổn thất trên đường dây của đường dây này cũng thuộc loại tương đối lớn. Đường dây có tỷ lệ tổn thất điện năng nhỏ nhất là đường dây 473E11 với tỷ lệ tổn thất là 3,05% so với điện năng nhận đầu nguồn là 24,260 triệu kWh
- Tương tự như vậy đối với các lộ đường dây 10kV và 22kV điện năng tổn thất chủ yếu vẫn phụ thuộc vào điện năng tổn thất đường dây của hệ thống và tổn thất của các trạm biến áp có trong hệ thống đó. Các lộ đường dây có chiều dài lớn sẽ có tổn thất đường dây lớn hơn các lộ đường dây nhỏ. Các lộ đường dây có nhiều trạm biến áp hoặc các trạm biến áp vận hành trong chế độ quá tải hoặc non tải sẽ có mức độ tổn thất điện năng cao
Theo dõi sát sao và tổng hợp các số liệu tổn thất điện năng thường xuyên và cập nhật sẽ giúp hiểu rõ những vị trí, những trọng điểm tổn thất điện năng trong hệ thống lưới điện, từ đó có các biện pháp hợp lí để xử lí, giảm thiểu tình trạng tổn thất điện năng đang mắc phải, đảm bảo chỉ tiêu của công ty và của điện lực Hà Nội giao cho