Google Scholar

Một phần của tài liệu Đề tài: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC DỰA TRÊN PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ KHOA HỌC potx (Trang 65 - 68)

Google Scholar được cung cấp bởi công ty Google. Google Scholar là một thư viện miễn phí cung cấp chức năng tìm kiếm các tài liệu học thuật cho mọi người dùng [GS][GSH].

Tên hệ thống Google Scholar

Địa chỉ http://scholar.google.com

Loại thư viện

Google Scholar là một thư viện miễn phí, nội dung chủ yếu là do Google tự động thu thập trên mạng internet về bằng web crawler, ngoài ra, người dùng cũng có thể đề nghị Google thu thập tài liệu của mình.

Google Scholar có các tính năng tương tự như máy tìm kiếm Google trên web trong cách lập chỉ mục, tìm kiếm và hiển thị thông tin, tuy nhiên nội dung lập chỉ mục chỉ tập trung vào các tài liệu học thuật.

Cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu, xem và tải tài liệu nếu có sẵn, đi đến nguồn của tài liệu, ngoài ra còn thể thể tìm hiểu về các thuộc tính khác như số trích dẫn của tài liệu, các mối quan hệ ngữ nghĩa như quan hệ tác giả, quan hệ trích dẫn…

Các chức năng

Tìm kiếm: Hỗ trợ tìm kiếm nhiều loại tài liệu từ nguồn trên internet, người dùng có thể chọn loại tài liệu cần tìm: bài báo khoa học, bằng sáng chế, tạp chí, văn bản luật …

Người dùng có thể tìm kiếm cơ bản hoặc tìm kiếm nâng cao với nhiều tiêu chí tìm kiếm hơn.

Chức năng tìm kiếm nâng cao: Google Scholar hỗ trợ các tiêu chí tìm kiếm tài liệu theo tác giả, hội nghị, tạp chí, tổ chức, năm xuất bản và theo chỉ số DOI.

Chức năng tìm kiếm bài báo liên quan: Google Scholar có hỗ trợ chức năng liệt kê những bài báo có liên quan hay tương tự với bài báo đang duyệt, thể hiện ở phần “Related articles”.

Chức năng thông báo bằng email cho người dùng về các kết quả tìm kiếm mới

Chức năng trích xuất thông tin trích dẫn: người dùng có thể xem và xuất thông tin trích dẫn của một tài liệu nào đó ra.

Chức năng theo dõi hoạt động khoa học của chính mình:

người dùng có thể theo dõi số lượng trích dẫn và các chỉ số xếp hạng của mình.

Cách xếp hạng kết quả tìm kiếm

Máy tìm kiếm Google Scholar hoạt động tương tự máy tìm kiếm Google, kết quả tìm kiếm cũng được sắp xếp dựa trên việc tổng hợp hai tiêu chí: độ tương quan của nội dung mỗi đối tượng với câu truy vấn và độ quan trọng toàn cục của đối tượng đó.

cũng tuyên bố rằng họ lập chỉ mục các tài liệu sao cho kết quả có lợi nhất cho đa số người dùng.

Các loại tài liệu bao gồm các bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn, luận án, sách, các bằng sáng chế, các văn bản công bố của các cơ quan, các văn bản luật, các trang web học thuật…

Các tài liệu này được thu thập từ mọi nơi trên internet, bao gồm các nơi lưu trữ chính thức của tài liệu, và cả các hệ thống thư viện số khác cả miễn phí lẫn tính phí. Tuy nhiên các tài liệu sau không được lập chỉ mục: các tài liệu quá nhỏ bé, hoặc không có tựa đề, hoặc không có tác giả, hoặc được lưu trữ ở các trang web mà sự truy xuất đòi hỏi phải đăng nhập phức tạp.

Số lượng cụ thể của các tài liệu không được công bố, và phụ thuộc mật thiết vào số lượng tài liệu có thể thấy được trên internet. Tuy nhiên có thể nói Google Scholar lập chỉ mục nhiều tài liệu nhất, mặc dù bị hạn chế ở các tài liệu lâu năm trước vì chúng ít xuất hiện trên internet.

Sau đây là một số hình ảnh về Google Scholar:

Hình 2.25 – Khung tìm kiếm nâng cao của Google Scholar.

Hình 2.26 – Kết quả tìm kiếm các bài báo và bằng sáng chế với từ khóa “data”.

Một phần của tài liệu Đề tài: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC DỰA TRÊN PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ KHOA HỌC potx (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)