5.1. An toàn lao động
Trong nhà máy, an toàn lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Do đó, cần phải phổ biến rộng rãi cho cán bộ công nhân viên nhà máy hiểu biết và vận dụng một cách có hiệu quả.
5.1.1. Nguyên nhân và biện pháp
∗ Tai nạn xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.
- Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.
- Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu. - Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.
∗ Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động:
- Tại các phân xưởng phải có tờ hướng dẫn về quy trình vận hành từng loại thiết bị. - Phải đeo bảo hộ lao động khi làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra mạch điện, các hệ thống dây dẫn. - An toàn tuyệt đối với người và máy móc.
- Các đường ống hơi phải có lớp bảo ôn, áp kế.
- Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân và vệ sịnh công nghiệp. - Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
5.1.2. Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động
- Ánh sáng: đảm bảo đủ ánh sáng tối thiểu cho sản xuất, cần vận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Nếu chiếu sáng không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân, không đảm bảo khi vận hành máy móc.
- An toàn về điện: Khi sửa chữa thiết bị điện phải cách ly điện với người sửa chữa và có bút thử điện, khi cắt điện phải có biển báo và mang dụng cụ bảo hiểm điện phải có hệ thống báo điện khi xảy ra sự cố. Nguồn điện chiếu sáng phải cung cấp đủ cho việc chiếu sáng.
- An toàn về việc sử dụng thiết bị: thường xuyên theo dõi quá trình làm việc máy móc, thiết bị, các thiết bị phải vận hành theo đúng trình tự và sử dụng đúng năng suất, phải có sự bàn giao máy móc sau mỗi ca.
- Phòng chống cháy nổ: Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô.. Thường xuyên kiểm tra bình chữa cháy và đường ống nước và có sự diễn tập công tác chữa cháy theo định kì.
- An toàn với hóa chất: Các hoá chất phải đặt đúng nơi quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.
5.1.3. Vệ sinh xí nghiệp
Trong nhà máy Sắn vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa hết sức qua trọng. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng và công nhân.
5.1.3.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân
- Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ. Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.
- Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân theo định kỳ 6 tháng một lần. Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất
5.1.3.2. Vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị
- Theo định kì máy móc thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ. - Kiểm tra, lau chùi thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
5.1.4. Vệ sinh xí nghiệp
- Trong phân xưởng sản xuất, sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.
5.1.5. Xử lý bã và xử lý nước thải
Sau quá trình trích ly, bã được đem đến nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Hà Nội, ở đó bã được cho lên men và tái chế thành thức ăn gia súc. Một số ít trong bã của nhà máy được bán cho bà con địa phương làm thức ăn cho lợn, bò...
Nước thải phải trải qua hệ thống xử lý nghiêm ngặc kết hợp phương pháp kị khí và hiếu khi trước khi thải ra ngoài môi trường.
KẾT LUẬN
Qua thời gian 2 tuần thực tập vừa rồi nhóm chúng tôi đã được làm việc và học hỏi sơ bộ ở nhà máy, ở phân xưởng sản xuất của nhà máy chế biến tinh bột Sắn. Tuy thời gian ngắn, có nhiều hạn chế, song qua đợt thực tập chúng tôi đã hiểu thêm những kiến thức lý thuyết được học ở trường và bước đầu vận dụng các lý thuyết được học vào thực tiễn, hiểu thêm và hình dung rõ hơn sự liên kết, luân chuyển nhịp nhàng của một quy trình chế biến tinh bột sắn, cũng như hình dạng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy móc thiết bị sản xuất tinh bột sắn trên thực tế. Đồng thời được rèn luyện một số kỹ năng thực hành trên một quy mô lớn hơn, mang tính yêu cầu chính xác cao hơn và góp nhặt được một số kinh nghiệm để từ đó có được những kiến thức thực tiễn có thể áp dụng cho công việc sau khi ra trường.
Qua đó chúng tôi thấy nhà máy chế biến tinh bột Sắn Yên Thành có một số mặt khó khăn và thuận lợi như sau:
* Mặt thuận lợi:
- Các công đoạn sản xuất được tiến hành liên tục, bán tự động, đem lại năng suất cao. - Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, cung cấp lượng ga lớn cho quá trình sấy, giảm chi phí cho quá trình sản xuất.
- Đã sản xuất ra một lượng lớn tinh bột có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. - Với diện tích đất quy hoạch rộng, vì vậy nhà máy có khả năng mở rộng thêm diện tích mặt bằng nhà máy trong tương lai và xây dựng thêm một số công trình phục vụ mở rộng sản xuất.
- Tuy nhà máy chế biến Tinh Bột Sắn Yên Thành mới được thành lập,với quy mô và số lượng công nhân nhà máy còn thấp song đội ngũ công nhân viên từ Ban giám Đốc xuống xưởng sản xuất, công nhân đều làm việc rất hăng say, có tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao để năng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhà máy có một vị trí địa lý khá thuận lợi về mặt giao thông đường bộ là nằm trên đường quốc lộ 1A, lại gần nơi trồng nguyên liệu sắn, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt đông sản xuất cũng như việc giao dịch buôn bán và phân phối sản phẩm của nhà máy.
* Mặt khó khăn:
Nhìn chung dây chuyền chế biến tinh bột sắn Yên Thành đáp ứng được các yêu cầu kế hoạch sử dụng kĩ thuật sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó nhà máy còn có một số nhược điểm sau:
- Chưa sản xuất hết công suất máy do thiếu nguyên liệu. - Nguồn nhân lực còn non trẻ
- Kho chứa sản phẩm tinh bột sắn có diện tích ít, nên ảnh hưởng tới chất lượng tinh bột sắn thành phẩm.
* Kiến nghị:
- Cần ổn định nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của nhà máy, mở rộng quy mô nhà máy, cụ thể là: mở rộng diện tích trồng sắn, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người nông dân, đảm bảo giá cả để người dân an tâm sản xuất và mở rộng vùng nguyên liệu ra các tỉnh lân cận.
- Cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu, giảm kinh phí sản xuất.
Cần xây dụng thêm kho chứa nguyên liệu.
∗Về mặt môi trường:
- Cần triển khai nhanh các dự định và kế hoạch, hoàn thiện các hệ thống phụ trợ kịp thời để giảm phát sinh môi trường trên mọi mặt.
- Cần phải làm báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố bất thường.
- Thực hiện các nội quy về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
- Thực hiện chương trình giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường và giáo dục môi trường đối với cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
- Quản lý tốt nội vi, thực hiện các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích, cổ vũ, động viên đội ngũ công nhân viên có những đóng góp sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và môi trường, Vừa nâng cao sản xuất, vừa bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển của nhà máy.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của nhà máy và các thầy cô giáo đã giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập.
MỤC LỤC
Trang