CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN TỚI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà máy chế biến tinh bột sắn - yên thành (Trang 30 - 33)

TINH BỘT SẮN

Chất thải từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và ngành công nghiệp sản xuất tinh bột Sắn nói riêng luôn là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, gây mất mỹ quan khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng. Công nghệ sản xuất tinh bột Sắn làm phát sinh cả ba dạng chất thải:

Khí thải, nước thải, chất thải rắn. * Ô nhiễm môi trường không khí.

Khí thải và bụi phát sinh trong quá trình sản xuất tinh bột Sắn không lớn. Tuy nhiên cũng có thể kể đến các loại khí sau:

Bụi: Bụi sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp và phổi như: gây khó chịu, khó thở, dị ứng, viêm, sưng đường hô hấp, làm suy giảm chức năng phổi…

Các khí SOx, NOx: Các khí này kích thích niêm mạc, tạo thành các axit H2SOx, HNOx nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa sau đó phân tán vào máu, khí này khi kết hợp với bụi sẽ tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng và đi vào phế nang phá hủy thực bào, dẫn đến ức chế thần kinh trung ương và làm hạ huyết áp, kích thích niêm mạc làm chảy nước mũi, ho, gây tai biến phổi. Các khí SOx, NOx khi bị ôxy hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Sự có mặt của SOx, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bêtông, và các công trình xây dựng khác.

CO2: CO2 gây rối loạn hô hấp ở phổi và tế bào do chiếm chỗ của ôxy trong máu. CO2 còn là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến hiện tượng nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chúng gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Không chỉ gây mùi khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm năng suất lao động.

Tiếng ồn: Tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, làm giảm năng suất lao động, kém tập trung lao động, dẫn đến nguy cơ gây tai nạn trong khi lao động.

* Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

Trong sản xuất tinh bột sắn từ củ tươi, chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các công đoạn rửa củ, bóc vỏ và các công đoạn tách chiết. Chất thải rắn từ khâu rửa củ bao gồm đất, cát, lớp vỏ lụa và một phần thịt củ bị vỡ do va chạm mạnh hoặc do sắn nguyên liệu bị dập, thối, lượng chất thải này chiếm khoảng 5% sắn nguyên liệu. Trong công đoạn tách bã, phần còn lại là nguồn phát sinh chất thải rắn vô cùng lớn, chiếm khoảng 40% sắn nguyên liệu

Mùi hôi: mùi hôi xuất phát từ việc phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Vì vậy nhà máy cần có những biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường kịp thời.chẳng hạn như:

* Kiểm soát ô nhiễm nước thải:

Việc xử lý hiệu quả nhất đó là xây dựng nhà máy xử lý nước thải UASB. Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí có sử dụng bùn họat tính và thu hồi khí metan.

Ngoài ra, nên sử dụng hồ sinh học. Hồ lắng sinh học có sử dụng cây lục bình để giảm ô nhiễm hữu cơ cho nước thải trước khi thải ra môi trường.

* Kiểm soát ô nhiễm không khí: - Ô nhiễm do bụi:

Có nhiều biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi như: + Pha loãng không khí bằng khuếch tán.

+ Sử dụng các thiết bị xử lý bụi như: buồng lắng, thiết bị lọc bụi kiểu quán tính, thiế bt bị lọc bụi kiểu li tâm – xyclon, lưới lọc, túi lọc, thiết bị lọc bụi bằng lực hút tĩnh điện.

+ Ngoài ra còn có cách phun nước làm ẩm không khí chứa bụi… - Ô nhiễm do khí thải:

+ Thay đổi nguyên liệu và công nghệ. Sử dụng phương pháp hấp phụ, hấp thụ. + Xây dựng ống khói nhà máy cao.

+ Ô nhiễm tiếng ồn:

Nhà máy chế biến tinh bột Sắn sử dụng máy móc rất nhiều do đó tiếng ồn cũng là một vấn đề cần được quan tâm:

- Sử dụng các thiết bị chống rung động.

- Lắp đặt các tấm hút âm, cách âm xung quanh các máy có xuất hiện nhiều tiếng ồn. - Thường xuyên bảo trì và thay mới các máy móc, tránh các chỗ hở hay hỏng hóc gây tiếng ồn. Trang bị các thiết bị bảo vệ cho công nhân làm việc trong nhà máy.

- Chỗ nghỉ ngơi phải cách âm với nơi sản xuất. * Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn:

Chất thải rắn chủ yếu trong các nhà máy CB TBS là bã sắn và vỏ sắn. một số biện pháp được áp dụng để xử lý vấn đề này như:

- Bán bã sắn ngay khi vừa qua dây chuyền sản xuất cho các cơ sở sử dụng bã sắn dùng cho mục đích khác.

- Sử dụng bã và vỏ sắn làm phân compost.

- Ngoài ra các loại chất thải sinh hoạt của công nhân và rác thải văn phòng cũng cần được xử lý một cách hợp lý.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà máy chế biến tinh bột sắn - yên thành (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w