Nguyên lý bơ m áp kế tầng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật đến lưu lượng và độ cao nâng nước của bơm xoắn ốc dùng sức nước dòng chảy sông suối (Trang 65 - 66)

4. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Nguyên lý bơ m áp kế tầng

Để mô tả quá trình hoạt động của bơm, ta xem mỗi vòng ống của cuộn bơm tương tự như một áp kế chữ U. Khi kết nối các vòng ống áp kế nối tiếp với nhau tạo thành tầng áp kế. Như vậy cuộn ống bơm xoắn ốc được xem giống tương tự như một tầng áp kế. Quá trình làm việc tích nước và tích không khí sau mỗi vòng quay vào cuộn ống là sự kết hợp các nguyên tắc cơ bản của áp kế ống chữ U - nhiều ống nối tiếp nhau tương tự như một áp kế cân bằng nhiều vòng (hình 3.6).

Quá trình làm việc của bơm xoắn ốc. Khi bơm quay đầu vào của cuộn bơm lần lượt xen kẽ múc một lượng nước và lượng không khí đưa vào cuộn bơm, tạo nên các phân đoạn ống chứa nước và chứa khí. Độ dài của các phân đoạn ống này phụ thuộc vào mức ngập nước của cuộn ống. Các phân đoạn nước và khí di chuyển dọc theo ống tới trục thu gom, qua khớp nối ống kín quay, và di chuyển thoát ra ống xả. Khi bơm quay áp lực khác nhau ở đầu ống vào và đầu ống ra được phát triển bởi các áp kế tầng tương đương với một cuộn dây xoắn ốc có N – vòng ống trải ra như hình 3.6. hn h3 h2 h1 P

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.6. Sơ đồ các vòng ống chứa các phân đoạn nước và khí

liên kết với nhau kiểu các áp kế nối tiếp

Khi cuộn bơm quay, sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của cuộn

bơm xoắn ốc bằng tổng các áp suất thành phần ứng với các vòng ống nghĩa là: HTHAh1 h2 h3 ...hN (3.7)

Trong đó: HT là áp suất tuyệt đối ở đầu ống thoát nước ra, HA là áp suất khí quyển,

và N là số lượng vòng ống của một cuộn bơm Nếu không khí không bị nén lại thì h1 = h2 = h3 =... hN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật đến lưu lượng và độ cao nâng nước của bơm xoắn ốc dùng sức nước dòng chảy sông suối (Trang 65 - 66)