. Mỗi SV bao giờ cũng liên hệ với các SVHT khác nhưng SV nào vẫn riêng SV đó
2. NHẬN THỨC VỀ CNXH
2.1 Dự báo của Các Mác và Lênin về CNXH
Học thuyết hình thái KT-XH không chỉ xác định các yếu tố cấu thành của một XH cụ thể mà còn chỉ ra rằng XH ấy không ngừng vận động. Theo Mác “Tôi coi sự phát triển của các hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Trên cơ sở đó, Mác và LêNin kết luận “Hình thái KT-XH TBCN nhất định sẽ được thay thế bằng hình thái KT-XH CSCN và sự thay thế đó cũng là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
XH loài người đã trải qua tuần tự một số hình thái KTXH nhưng do đặc điểm lịch sử cụ thể, điều kiện không gian, thời gian khác nhau cho nên không phải quốc gia nào cũng tuần tự trải qua các hình thái KTXH. Thực tế lịch sử cho thấy một số quốc gia phát triển bỏ qua một hay hai hình thái KT-XH như Canada, Úc.
Chính dựa vào tình hình cụ thể của lịch sử, Mác nêu ra lên tư tưởng về khả năng phát triển rút ngắn và trong điều kiện lịch sử cụ thể Lê Nin nêu ra khả năng không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN để tiến thẳng lên CNXH ở những quốc gia lạc hậu. Trong thời đại ngày nay, chủ trương phát triển rút ngắn để đi lên CNXH ở một số quốc gia tiền TBCN như nước ta chẳng hạn thì chẳng những không mâu thuẫn với tính lịch sử tự nhiên của nhân loại mà trái lại làm phong phú thêm quá trình lịch sử của nhân loại . Tuy nhiên, chỉ khi nào chủ trương rút ngắn một cách duy ý chí, bất chấp quy luật thì khả năng rút ngắn hoàn toàn đối lập với quá trình lịch sử tự nhiên.
Thực chất của sự quá độ lên CNXH không qua CNTB ở VN là không qua những cuộc CM mà giai cấp TS đã thực hiện trong suốt quá trình tạo lập phương thức SX TBCN. Tiêu biểu là 3 cuộc CM:
- CM KT TK 18: bản chất của cuộc CM này là chuyển công cụ lao động từ thủ công lên cơ khí, thực hiện xã hội hóa lao động, phân công lao động và đặc biệt là tạo lập nền SX lớn. VN không đi qua cuộc CM này nên gặp một số khó khăn.
- CM tư duy ý thức: chuyển tư duy XH từ trình dộ kinh nghiệm lên trình độ lý luận, hình thành tư duy lý luận khoa học và khẳng định vai trò của tư duy lý luận trong SX, trong quản lý và trong hoạt động thực tiễn. Nhận thức kinh nghiệm chỉ đến hiểu biết rời rạc, riêng lẻ, bề ngoài về đối tượng. Vì vậy nhược điểm của nhận thức kinh nghiệm là không chứng minh được tính tất yếu của SV HT.
- CM về dân chủ: hình thành ý thức về kỷ luật, pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân. Đây cũng là hạn chế của chúng ta, chưa làm quen với khái niệm về dân chủ, về pháp luật…
Việt Nam không đi qua ba cuộc cách mạng này nên đã gặp những khó khăn. Thực chất là VN không có những điều kiện để hình thành tính tất yếu kinh tế, kỹ thuật và XH để chuyển tiếp XH từ một cấu trúc thô sơ lạc hậu tới một cấu trúc hiện đại.
Xuất phát điểm của VN trong TKQĐ là từ nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền với nền SX nhỏ, tự nhiên, phân tán, manh mún, các quan hệ về hàng hóa – tiền tệ và thị trường chưa phát triển. Bên cạnh đó quan hệ XH còn nhiều tì vết của XH phong kiến gia trưởng và quan liêu. Như vậy, không qua CNTB chỉ có nghĩa là không qua chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, tình trạng người bóc lột người, nô dịch con người, thực chất là bỏ qua QHSX TBCN. Ngoài ra những thành tựu về tiến bộ KHKT, về quản lý SX, những kinh nghiệm quản lý XH bằng pháp luật, thậm chí cả yếu tố tích cực về dân chủ tư sản thì chúng ta không bỏ qua (chúng ta chỉ bỏ qua những yếu tố phi nhân tính của CNTB). Điều đó có nghĩa là CNXH có thể và cần phải tiếp thu có chọn lọc với tinh thần phê phán vì lợi ích của CNXH. Cần khắc phục những định kiến chủ quan, phiến diện khi đánh giá về vị trí, vai trò của CNTB trong quá trình phát triển tự nhiên của nhân loại để từ đó đánh giá một cách khách quan, toàn diện những mâu thuẫn và khó khăn của VN do không qua CNTB quá độ lên CNXH. Từ đó mới đưa ra được đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp.
Kết luận: do chúng ta lựa chon kiểu phát triển rút ngắn không đi qua CNTB nên trên thực tế sự phát triển CNXH ở VN là không thể phát triển ngắn được. Nghĩa là không thể tiến thẳng, tiến trực tiếp, đi nhanh một cách vội vàng lên CNXH được. Ngược lại đó là một quá trình phát triển dài, thậm chí rất dài, tức là phải chấp nhận cách đi vòng, từ từ, đi qua nhiều nấc thang trung gian quá độ. Ví dụ như tôn trọng sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, lợi dụng sự phát triển của thành phần kinh tế tư bản để xây dựng cơ sở vật chất XHCN.
2.2 Những quan điểm về phương pháp luận xuất phát để xây dựng CNXH ở nước ta
- Phải coi trong vai trò nhà nước: Đảng ta xem Nhà nước XHCN là cột trụ của hệ thống chính trị, là các công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Như vậy, nó phải được tổ chức theo nguyên tắc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng song phải đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Quyền lực của Nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất nhưng phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong tổ chức và hoạt động của mình Nhà nước pháp quyền XHCN phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (đốilập với tập trung quan liêu bao cấp, phân tán
cục bộ). Khi thực hiện nguyên tắc này thì quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân. Bên cạnh đó Nhà nước phải thiết lập nền dân chủ XHCN, quyền lực của nhân dân phải được khẳng định và thực hiện bằng pháp luật mang tính công khai, bình đẳng, dân chủ và tiến bộ.
- Về LLSX:
+ Xây dựng CNXH ở VN phải thực hiện những biến đổi mang tính cách mạng trên cả ba phương diện là LLSX, QHSX và KTTT. Trong đó phải coi việc phát triển LLSX là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu tạo tiền đề kinh tế vững chắc cho sự ra đời của phương thức SX XHCN. Sự phát triển LLSX trong điều kiện CM KH & công nghiệp phát triển mạnh mẽ như ngày nay đòi hỏi chúng ta phài có quan điểm mới về công ngiệp hóa. Không phải ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất với những ngành công nghiệp truyền thống theo kiểu công nghiệp hóa cổ điển trước đây mà phải dựa vào những ngành công nghiệp thích hợp, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thông tin, tạo tiềm năng nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới.
+ Phải giải phóng và khai thác nhanh chóng mọi năng lực của LLSX, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhằm tạo ra nguồn sản phẩm & nguồn tích lũy, phải coi đó là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Ở đây nói về vai trò của con người (người lao động)
- Về quan hệ SX: để phù hợp với sự phát triển của LLSX, chúng ta phải thiết lập từng bước quan hệ SX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu và chế độ công hữu phải là kết quả hợp quy luật của quá trình XH hóa thực sự chứ không thể tạo ra bằng biện pháp hành chính, cưỡng ép:
+ Quan hệ sở hữu: cần phân biệt hai khía cạnh của sở hữu là khía cạnh pháp lý phản ánh nội dung kinh tế của sở hữu nhưng khía cạnh pháp lý của sở hữu thì tương đối ổn định. Còn khía cạnh thực hiện quyền sở hữu (nội dung kinh tế của sở hữu) thì thường xuyên biến đổi là do sự phát triển của LLSX. Nếu hình thức thực hiện quyền sở hữu không thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì quyền sở hữu của người lao động bị vi phạm và làm cho nền SX XH bị đình trệ.
+ Quan hệ quản lý: trong QHSX thì quan hệ tổ chức là quan hệ rất nhạy cảm nên cần phải nhấn mạnh khía cạnh chuyên môn hóa như quan hệ phân công, quan hệ quản lý. Nên việc chuyển từ quản lý bằng hiện vật sang quản lý bằng hàng hóa tiền tệ là ta đang trở về đúng với quá trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế.
+ Quan hệ phân phối: phải thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
- Phải tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, phải phát huy nhân tố con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để xây dựng một XH văn minh, giải phóng cá nhân để giải phóng XH, kết hợp sức mạnh cá nhân với sức mạnh cộng đồng, coi đó là những động lực quan trọng của CNXH. Không tuyệt đối hóa vai trò của XH làm lu mờ vai trò của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.
Tóm lại những nguyên tắc, phương pháp luận nói trên là sự tổng hợp các quan điểm cơ bản nhằm xây dựng mô hình CNXH ở nước ta, trong đó cần chú trọng cả 3 mặt: LLSX, QHSX, KTTT, những bộ phận cấu thành của hình thái KTXH mới.
Chuyên đề 5: VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LỌAI TRONG THỜI