Bài toán

Một phần của tài liệu Luận văn:Tìm kiếm mờ và ứng dụng tìm kiếm thông tin trong các văn bản nén potx (Trang 48 - 49)

Bài toán được phát biểu: Cho xâu nguồn P độ dài m và xâu đích S độ dài n. Xác định dộ tương tự giữa hai xâu P và S.

Bài toán này có thể coi là cốt lõi để cài đặt tính năng tìm kiếm xấp xỉ tựa ngữ nghĩa trong cơ sở dữ liệu và trong các hệ thống trích rút văn bản. Trường hợp S là một dòng dữ liệu văn bản (trong các máy tìm kiếm của hệ thống khai phá text, khai phá web,...), xâu mẫu P thường ngắn còn xâu đích S dài hơn rất nhiều so với P nên để phản ánh ngữ nghĩa được tốt cần phải chặt khúc dòng dữ liệu S và sánh từng khúc với P

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

(chẳng hạn, việc ngắt câu có thể xem là một cách chặt khúc). Khi đó độ tương tự sẽ được tổng hợp từ các kết quả so sánh P và các khúc của S.

Khi áp dụng trong các hệ thống xử lý văn bản, rất hay gặp những lỗi nhỏ về mặt chính tả (như: “Việt Nam” và “Việt Nan”, “vật lý” và “vật lí” ...) hoặc do dùng các từ đồng nghĩa hay có nghĩa tương tự nhau (như „yêu‟ và „thích‟, „mê‟,...) do sự biến đổi về hình thái từ (trong một số ngôn ngữ: Anh, Pháp, ... “approximate” và “aproximately”). Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm được tốt hơn, có thể dùng các thuật toán tìm kiếm xấp xỉ nhưng tính tới độ tương tự của các kí tự, về mặt chính tả hoặc về mặt ngữ nghĩa. Khi đó khái niệm “xuất hiện” hay “thuộc xâu P” của một kí tự c được hiểu như sau:

- Sử dụng một hàm đo độ tương tự với ngưỡng mờ  nào đó do người sử dụng chọn.

- Tìm kí tự hình thức trong P có độ tương tự cao nhất so với c và nằm ở bên trái nhất.

- Nếu độ tương tự đó lớn hơn ngưỡng  thì coi như c chính là kí tự tương ứng trên P, nếu không thì coi như c không xuất hiện trên P.

Một phần của tài liệu Luận văn:Tìm kiếm mờ và ứng dụng tìm kiếm thông tin trong các văn bản nén potx (Trang 48 - 49)