2– Phương hướng phát triển năm 2011 của chí nhành NH NN&PTNT huyện Hưng Hà

Một phần của tài liệu một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại nhno&ptnt huyện hưng hà (Trang 30 - 35)

huyện Hưng Hà

Năm 2011, NH NN&PTNT huyện Hưng Hà bám sát mục tiêu kinh doanh và sự chỉ đạo của NH cấp trên, mục tiêu kinh doanh cụ thế:

Nguồn vốn huy động nội tệ tại địa phương đạt 625 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng 145 tỷ, tỷ lệ tăng 30%

Nguồn vốn huy động ngoại tệ tại địa phương đạt 2.500.000 USD so với năm 2011 tăng 700.000 USD, tỷ lệ tăng 30%

Tổng dư nợ đạt: 575 tỷ, so với năm 2011 tăng 88 tỷ, tỷ lệ tăng 18% Nợ xấu: 1.67% giảm so với năm 2011 1%

Tỷ lệ dư nợ tủng hạn/ TDN: 20%

Tăng thu nhập các hoạt động dịch vụ NH 30% so với năm 2011

3.3– Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NH NN&PTNT huyện Hưng Hà

3.3.1 – Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay

3.3.1.1-Thẩm định kỹ các dự án cho vay

- Đây là giải pháp quan trọng bậc nhất, để đảm bảo nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay, NH cần phải

- Tăng cường công tác thu nhập thông tin về dự án

- Bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình tài chính khách hàng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra so sánh với thông tin khách hàng khai báo trong hồ sơ. Các nguồn tin được kiểm tra chéo trước khi đưa ra hội đồng tín dụng để ra quyết định cuối cùng

- Phải thường xuyên theo dõi nắm bắt những thông tin về chính sách, chế độ văn bản có liên quan đến dự án vay vốn

- Thu thập thông tin về khách hàng qua các NH mà DN có quan hệ

3.3.1.2 - Thực hiện đúng quy trình cho vay

- Thực hiện đúng quy trình cho vay là một trong những giả pháp phòng ngừa rủi ro cho vay Một quy trình diễn ra trong nhiều khâu khác nhau nhưng chủ yếu là phân tích khách hàng, thẩm định dự án cho vay và kết quả ở khâu thu nợ

- NH cần ra soát toàn bộ hồ sơ pháp lý, nắm bắt được hồ sư thực của khách hàng một cách chi tiết như: Tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, khả năng kinh doanh. Trên cả phương diện kinh tế, kỹ thuật: Năng lực quản lý điều hành, quy mô haotj động của DN, khả năng thị trường, nguồn nguyên vật liệu, các thống số kĩ thuật, loại tài sản đảm bảo nợ vay, tất các vấn đề trên được xem xét một cách chính xác, tỷ mỷ, bất kì một rủi ro nào cũng có thể dẫn đến tổn thất cho NH

- NH không nên tập trung cho vay ở một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực, không nên cho vay số lượng quá lớn đối với một hoặc một số đối tượng khách hàng. Điều này có thể làm giảm mức độ an toàn trong kinh doanh của NH

Việc phân tán rủi ro của NHTM được thực hiện bằng nhiều biện pháp như đa dạng hóa khách hàng, đá dạng hóa lĩnh vực cho vay, ….

3.3.2 –Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay

- Tư vấn cho khách hàng có nợ quá hạn để có biện pháp xử lý - Phân loại nợ để có giải pháp thích hợp

- Thông báo cho NH cấp trên về các khoản rủi ro bất khả kháng. Xin trợ cấp nếu quỹ dự phòng không đủ

- Đề xuất cấp trên về giải pháp giải quyết nợ tôn đọng - Hoàn nợ, giảm lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng

3.4– Một số kiến nghị

3.4.1 – Đối với NHNN

Tăng cường thanh tra, kiểm toán, giám sát đối với các tổ chức tín dụng Sử đổi bổ sung luạt NH và luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì

Cần có các chính sách tiền tệ hợp lý, kịp thời để ngăn chặn tình trạng một số NHTM đang chạy đua lãi suất, dễ dẫn tới lạm phát cao

Đổi mới hệ thống NH cho phù hợp với quá trình hội nhập

3.4.2 – Đối với NH NN&PTNT Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp tích cực để nâng cao hiệu quả sự dụng vốn

Tăng cường thêm các trang thiết bị hiện đại cho các chi nhánh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho NH

Xây dựng định hường chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tế từng địa phương, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hường bổ sung thêm các dịch vụ tiện ích đi kèm

Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân viên

3.4.3 – Đối với chi nhánh NH NN&PTNT huyện Hưng Hà

Đầu tư hơn về số lượng cũng như chất lượng của các cán bộ tín dụng để nắm bắt rõ hơn thông tin về các dự án. Đồng thời nắm bắt được hồ sơ của khách hàng một cách chi tiết: Tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, khả năng kinh doanh

Không nên cho vay số lượng quá lớn đối với một hoặc 1 số đối tượng khách hàng có đặc thù kinh doanh giống nhau

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình khách hàng sử dụng vốn

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay là một trong những yêu cầu tất yếu đối với các Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập của đất nước. Hoạt động của Ngân hàng có đặc thù riêng đó là tính rủi ro rất cao, chính vì vậy Ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả thì không thể không chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro.Quản lý rủi ro là một nghiệp vụ đòi hỏi rất nhiều trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng, những ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm và có đạo đức tốt thì hoạt động quản lý rủi ro sẽ có hiệu quả cao.

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại ,qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận kết hợp với quá trình thực tập tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Hưng Hà, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà

Trong chuyên đề em đã trình bày một số nội dung sau:

Thứ nhất: Khái quát được những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Trình bày các biện pháp mà Chi nhánh NN&PTNT huyện Hưng Hà đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở phân tích kết quả đạt được bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp này.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng cùng vơi nhứng kiến thức nghiên cứu trong thời gian học tập tai trường Đại học cũng như tại cơ sở thực tập, em đã đề xuất một số giải pháp góp phâng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH NN&PTNT huyện Hưng Hà.

Em mong muốn và hy vọng đóng góp nhứng kiến thức của mình nhằm góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro tại chi nhánh. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế cộng với thiếu kinh nghiệm thực tiễn, do vậy chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Thái Bỏ Cẩn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Hưng Hà đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại nhno&ptnt huyện hưng hà (Trang 30 - 35)