Nội dung, giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội - chi nhánh thành phố hà nội - phòng giao dịch huyện thanh trì (Trang 61 - 65)

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 09/2004/CT - TTg nhằm tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đối với hoạt động của NHCSXH, đặc biệt là sự ủng hộ về nguồn vốn, cơ sở vật chất để thực hiện tốt cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tích cực khai thác nguồn vốn tại địa phương, thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV.

- Chỉ đạo thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao hàng năm. Chủ động nắm bắt nợ đến hạn, đôn đốc thu hồi, hoàn thiện hồ sơ cho vay quay vòng kịp thời, đúng đối tượng, không để tồn đọng vốn. Tích cực xử lý nợ quá hạn, tiếp tục triển khai có hiệu quả công văn số 4344/UBND - VX của UBND thành phố Hà Nội về việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.

- UBND cấp xã kịp thời rà soát, bổ sung hộ nghèo mới phát sinh trong kỳ làm cơ sở cho vay, chỉ đạo bình xét và xác nhận cho vay đúng đối tượng thụ hưởng của các chương trình tín dụng chính sách.

- NHCSXH huyện phối hợp tốt với tổ chức chính trị xã hội huyện thực hiện tốt Văn bản liên tịch, chỉ đạo hội cấp xã thực hiện tốt 6 khâu nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác, không ngừng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, chú trọng giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn

vay để phương thức cho vay ủy thác ngày càng an toàn và hiệu quả và không thể tách rời trong hoạt động tín dụng chính sách.

- Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch theo đúng văn bản 206A/NHCS - TD của Tổng Giám đốc để NHCSXH thực sự là ngân hàng của nhân dân, gần dân từ đó khẳng định vị thế và vai trò của NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cùng chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới.

- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính Thành phố giao, đảm bảo đủ lương và các khoản thu nhập cho cán bộ viên chức lao động theo quy định của ngành.

- Về nguồn vốn: tận dụng nguồn vốn Trung ương chuyển về triển khai cho vay kịp thời, không để tồn đọng vốn. Báo cáo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện và phối hợp với các ngành tranh thủ khai thác tối đa nguồn vốn ủy thác của địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tiếp tục triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV kết hợp với huy động các nguồn vốn của Tổ chức, cá nhân có lãi suất thấp để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng trên địa bàn huyện. Coi trọng công tác thu nợ để cho vay quay vòng, tập trung thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội đoàn thể, ban quản lý Tổ TK&VV để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể để hướng dẫn cách làm ăn cho hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả và an toàn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Ban đại diện HĐQT,của NHCSXH và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót để đảm bảo an toàn vốn cho Nhà nước.

- Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động của NHCSXH để người dân nhận thức và hiểu rõ hơn nữa về chính sách tín dụng, quy định cho vay về các đối tượng của NHCSXH.

2.1.2. Định hướng cho công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo của PGD

- Bám sát tiến độ thu hồi vốn, triển khai cho vay quay vòng nhanh, không để tồn đọng, lãng phí vốn đồng thời triển khai nhanh chóng kế hoạch

tín dụng năm 2013 khi được giao bổ sung nguồn vốn mới.

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách mới như: quyết định 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo để các địa phương biết thực hiện.

- Chỉ đạo các hội đoàn thể xã, tổ TK&VV rà soát lại đối tượng cho vay hộ nghèo, quan tâm, giúp đỡ những hộ nghèo đủ điều kiện, kết nạp vào tổ, mạnh dạn bình xét cho vay để họ có vốn tự tổ chức sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tham mưu cho UBND huyện phân bổ chỉ tiêu tín dụng năm 2013 về địa bàn các xã, thị trấn đồng thời chỉ đạo Hội đoàn thể cấp xã tham mưu với UBND các xã phân bổ chỉ tiêu về các thôn kịp thời, phù hợp với từng địa bàn để triển khai thực hiện.

- Đôn đốc các Hội đoàn thể lập kế hoạch kiểm tra năm 2013 gửi NHCS đúng thời hạn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với HĐT xã và Tổ TK&VV nâng cao chất lượng uỷ thác vay vốn.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, đưa tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,3% tổng dư nợ; đảm bảo vốn đến đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả.

- NHCSXH và các Hội đoàn thể cấp huyện tổ chức ký lại Văn bản liên tịch để bổ sung kịp thời các nghiệp vụ uỷ thác khi có thay đổi.

Ngày 23-2-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Quyết định quy định Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh (SXKD), nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và chuẩn hộ cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

Mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ SXKD áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng.

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo. Rủi ro đối với các khoản nợ đối với hộ cận nghèo được thực hiện theo cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/4/2013.

2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo của PGD

Nghị quyết Đại hội X của Đảng về định hướng Xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta: “Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực và ngoại lực, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh Xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thực hiện định hướng phát triển trên đây đòi hỏi PGD phải bằng mọi giải pháp mở rộng dịch vụ tín dụng có chất lượng, đúng chính sách; đồng thời từng bước đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng trước hết là phát triển dịch vụ huy động vốn, dịch vụ thanh toán; coi trọng phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống Chính trị - xã hội và nhân dân; thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng làm”, phù hợp với cam kết quốc tế trong thời kỳ hội nhập. Dưới đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo:

2.2.1. Tăng cường nguồn vốn cho vay

Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH bao gồm vốn điều lệ, vốn từ Kho bạc Nhà nước, vốn có lãi suất thấp khác, số còn lại phải huy động từ thị trường với lãi suất cao trong khi nhu cầu về vốn để triển khai tín dụng ưu đãi

hàng năm ngày một tăng thêm. Do đó, Ngân hàng cần phải tập trung huy động, khai thác các nguồn vốn ổn định lãi suất thấp và không có lãi từ các nguồn tài trợ trong nước, nguồn vốn ODA để chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng. Đồng thời PGD cần thực hành tiết kiệm, tăng thu, tiết kiệm chi, chống lãng phí, giảm chi phí quản lý, phấn đấu giảm cấp bù cho ngân sách Nhà nước.

2.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên

Việc nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng và các cán bộ trong tổ chức Chính trị - xã hội nhận uỷ thác của Ngân hàng là hết sức cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên. Thông qua công tác đào tạo, tập huấn sẽ giúp cho cán bộ của các Hội đoàn thể, Ban Xóa đói giảm nghèo, Tổ TK&VV có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý vốn và quy trình hoạt động của Ngân hàng. Trên cơ sở đó có kiến thức để kiểm tra, giám sát, tư vấn cho các thành viên vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tài trợ vốn đối với các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội - chi nhánh thành phố hà nội - phòng giao dịch huyện thanh trì (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w