ÁN.
Qua kết quả và sản phẩm của dự án thu được trong quá trình triển khai cho thấy sự tham gia của cộng đồng đã được tăng cường lên một mức, nhận thức, vai trò của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước đã được nâng cao;
(1) Sự hợp tác nội bộ giữa các phòng trong cùng đơn vị, giữa trung ương và địa phương cũng như các Bộ ngành khác có liên quan đến dự án với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực;
(2) Việc phân cấp quản lý và triển khai được thực hiện có hiệu quả qua việc phân công thực hiện từng nội dung theo phân công.
(3) Việc chia sẻ thông tin, tiếp cận giữa các đơn vị, cá nhân được tăng cường thông qua mạng Internet, trang điện tử hồ sơ công việc.
(4) Nâng cao nhận thức của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ, đặc biệt
là các đối tượng tham gia quản lý và hoạt động đo đạc và bản đồ tại những Bộ ngành liên quan; những địa phương xa xôi thuộc các vùng miền còn thiếu thông tin như cán bộ địa chính cấp xã.
(5) Tăng cường và thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, giảm bớt mọi thủ tục hành chính;
(6) Khẳng định tính bền vững trong các quy định, quy chế quản lý của đơn vị và khả năng nhân rộng mô hình, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.
IV. TÀI CHÍNH
a) Kinh phí phân bổ đối ứng với từng nguồn:
(theo quyết định số 88/QĐ-BCĐ ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Ban Chỉ đạo Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường phê duyệt Dự án “ Luật Đo đạc và Bản đồ”)
(1) Đóng góp từ phía Thụy Điển: 550.000.000,0 VND. (2) Đóng góp từ phía Việt Nam: 50 000 000,0 VND. Tổng: 600.000.000,0 VND (sáu trăm triệu đồng) . b) Kinh phí thực hiện dự án:
(1) Đóng góp từ phía Thụy Điển: 550.000.000,0 VND;
(2) Đóng góp từ phía đối ứng Việt Nam: 447 717 120, 0 VND. Tổng: 947 717 120, 0 VND ( chín trăm bốn bảy triệu, bảy trăm mười bảy ngàn một trăm hai mươi đồng).