Nghiên cứu lập đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ TRONG DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG (Trang 27 - 31)

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4. Nghiên cứu lập đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết.

trên cơ sở đề cương chi tiết.

a) Việc nghiên cứu lập sơ thảo Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật phải theo quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật sau đây:

nhân thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ cho mọi mục đích trên đất liền, trên vùng trời, vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(2) Xây dựng trên cơ sở khắc phục những tồn tại bất cập trong quy định của Nghị định 12, Nghị định 30, bổ sung quy định cho những vấn đề còn thiếu và tính tới xu thế hội nhập mở cửa dịch vụ đo đạc bản đồ, xã hội hóa công tác đo đạc bản đồ và những cam kết thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, đồng thời xem xét để tránh mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác của Việt Nam; cần cố gắng bao trùm được đầy đủ nhất những nội dung cần thiết để giảm bớt tối đa việc phải ban hành thêm nhiều Nghị đinh và Thông tư hướng dẫn.

(3) Cần quy định rõ phạm vi quản lý, phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và triển khai hoạt động đo đạc bản đồ, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của người bảo vệ, người sử dụng thành quả đo đạc bản đồ đồng thời phải quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng trên; cần quy định rõ về quản lý ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong đo đạc bản đồ, cơ chế sử dụng chung thành quả, chia sẻ thông tin dữ liệu đo đạc bản đồ để đảm bảo thống nhất về thông tin dữ liệu, tránh đầu tư đo đạc chồng chéo, lãng phí và quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với nội dung này.

(4) Cần quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư đối với các dạng sản phẩm đo đạc bản đồ được đầu tư từ các nguồn khác nhau và chế tài xử lý vi phạm đối với nội dung này; cần quy định rõ về chế độ giao nộp sản phẩm, chế độ bản quyền, chế độ bảo quản, cập nhật thông tin dữ liệu đối với sản phẩm; cơ chế quản lý việc xuất bản, phát hành, trao đổi, cung cấp, mua bán các dạng sản phẩm, thông tin tư liệu đo đạc bản đồ khác nhau trong và ngoài nước và chế tài xử lý vi phạm.

(5) Do hoạt động đo đạc bản đồ là hoạt động mang tính kỹ thuật đặc thù cao nên trong sơ thảo đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật cần có quy định giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đo đạc bản đồ quốc gia và cơ quan quản lý đo đạc bản đồ chuyên ngành xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho công tác triển khai; tuy nhiên cần quy định rõ cơ chế phối hợp, thẩm định và cơ chế phối hợp chỉ đạo, giám sát triển khai thực hiện giữa cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia với các cơ quan đo đạc chuyên ngành và các địa phương để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và thống nhất thông tin dữ liệu cơ bản.

b) Cơ sở lập sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật theo nội dung sơ thảo đề cương chi tiết được dựa theo nội dung quy định tại Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về

hoạt động đo đạc và bản đồ, kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/2007/CT-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị định số 12, bám sát các tiêu chí, quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật nêu trên, có tham khảo Luật Đo đạc Bản đồ qua kết quả khảo sát ở một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Malaysia.. và các báo cáo của Dự án, gồm:

(1) Báo cáo đề xuất các nội dung về tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật;

(2) Xây dựng báo cáo đề xuất về cơ chế quản lý trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật;

(3) Xây dựng báo cáo đề xuất các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ.

c) Lực lượng tham gia xây dựng sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật là những cá nhân, chuyên gia có tham niên lâu năm và có kinh nghiệm quản lý và triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ cũng như kinh nghiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, phần lớn các cá nhân tham gia đều là thành viên của nhóm soạn thảo Luật thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam; số lượng các báo cáo chuyên đề được tham khảo để xây dựng sơ thảo đề cương và sơ thảo Luật gồm 10 báo cáo.

Sơ thảo Đề cương chi tiết và sơ thảo Luật được soạn thảo khá công phu, chi tiết, đã bám sát quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật, đủ điều kiện để Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Đo đạc và Bản đồ sử dụng làm tài liệu cho các Hội thảo tiếp theo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án Luật trình Chính phủ để trình Quốc Hội thông qua.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ TRONG DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w