2. Khuyến nghị
2.2. Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Cần tăng cƣờng hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, Ban, Ngành về công tác đào tạo nghề.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ; chính sách hỗ trợ việc làm cho ngƣời lao động sau khi tốt nghiệp ra trƣờng.
- Chỉ đạo các ngành, các cấp tuyên truyền nhận thức sâu rộng về công tác đào tạo nghề cho nhân dân; xây dựng chính sách hỗ trợ học nghề cho các đối tƣợng chính sách trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo nhà trƣờng xây dựng và phát triển toàn diên, để đủ điều kiện và năng lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp và thực hiện đề án xuất khẩu lao động của tỉnh đạt chất lƣợng và hiệu quả.
- Phải có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo tự hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Bằng cách cho cơ chế quản lý hợp lý, tạo hành lang rộng rãi để các cơ sở đào tạo nghề dễ hành động hơn. Cho thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên để các cơ sở đào tạo nghề đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của tỉnh giao.
- Tổ chức học tập lý luận, nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các trƣờng dạy nghề, thƣờng xuyên cho phép cán bộ quản lý dạy nghề đi học hỏi kinh nghiệm, giao lƣu, hội thảo để nâng cao chất lƣợng đào tạo ở trong và ngoài nƣớc.
- Có chính sách đầu tƣ kinh phí cho các chƣơng trình mục tiêu, có chính sách ƣu đãi và quy định danh hiệu cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề giỏi ở các cơ sở đào tạo. Khuyến khích tự học khi có kết quả khen thƣởng kịp thời, tƣơng xứng.