Có ba đặc điểm có tính xu hướng trong giao dịch dân sự-thương mại ngày nay cần tính đến khi xây dựng thể chế bảo đảm trong thực hiện nghĩa vụ dân sự-thương mại và hàng hải:
Một là, sự biến đổi đối tượng giao dịch tài sản từ tài sản hữu hình sang tài sản
vô hình, từ tài sản có tính vật dù là động sản hay bất động sản sang tài sản có tính quyền;
Hai là, đang xuất hiện thêm hình thái giao dịch tài sản trong dịch vụ thương mại
là nhượng quyền giao dịch bên cạnh hình thái giao dịch truyền thống và phổ biến là mua bán;
Ba là, việc thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch có bảo đảm bằng quyền/lợi ích tài
sản và có an toàn bằng đăng ký là phổ biến: Động sản giao dịch bằng hình thức cầm cố về mặt lý thuyết là bảo đảm tuyệt đối vì được thủ đắc tài sản nên không cần đăng ký. Thế nhưng, giao dịch động sản như tàu biển, tàu bay lại được diễn ra dưới hình thức thế chấp và có đăng ký nhằm mục đích an toàn để bên thứ ba không thể đối kháng; tương tự như vậy, giao dịch bất động sản như thiết bị, công trình (gắn liền đất đai - lý thuyết về bất động sản) vẫn có thể tháo rời, thì có thể sử dụng hình thức cầm cố nhưng có đăng ký để bên thứ ba không thể đối kháng [31, tr. 69].
Dạng giao dịch có bảo đảm cho thấy: bên có nghĩa vụ hay con nợ trong giao dịch vận tải, đóng tàu (chủ đầu tư) thường lấy tàu biển (kể cả tàu đang đóng) để thế
chấp lấy khoản vay hay để thay thế/hoàn thành một nghĩa vụ với bên có quyền (chủ nợ) vì đã có được các bảo đảm là thế chấp hay cầm cố hoặc bảo lãnh tài sản (có đăng ký). Do đó, đã tạo nên lưu lượng giao dịch nhiều, rộng và mật độ dầy, là cơ hội cho các hình thái kinh doanh phi hàng hoá là loại kinh doanh tiền tệ và thương mại-dịch vụ đang trở nên rộng rãi, thích hợp cho cả thực thể thị trường và cả thực thể bán thị trường. Các thực thể bán thị trường thường tham gia dịch vụ công cộng như các tổ chức phi lợi nhuận là các Hội, Quỹ, Trung tâm hoạt động trên các lĩnh vực nhân đạo-từ thiện, hỗ trợ xã hội, và phát triển [32, tr. 14].
Chỉ riêng các quyền được bảo đảm đối với bất động sản của chủ sở hữu được quy định trong Luật đăng ký bất động sản của Nhật bản đã có thể kể ra khá nhiều: quyền sở hữu, quyền cho thuê mặt bằng, quyền thuê dài hạn, quyền ưu tiên (khiếu nại), quyền đia dịch, quyền thế chấp, quyền cầm cố, quyền cho thuê, quyền khai thác tài nguyên dưới đất [33, tr. 21].