đổi, bổ sung một số điểm
(Bộ luật dân sự thay thế) diễn ra trong xu thế đổi mới liên tục và toàn diện về thể chế kinh tế-thương mại ở nước ta. Việc tham khảo pháp luật của các quốc gia, nhất là các nước theo truyền thống luật Lục địa như Pháp, Đức, Nhật Bản; một số quốc gia láng giềng châu Á như Trung Quốc, Thái Lan; một số quốc gia theo truyền thống Thông pháp như Úc, Hoa Kỳ; một số nước châu Âu như Thuỵ Sỹ, Nga là hết sức cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, khi lựa chọn các quy phạm pháp luật cụ thể để đưa vào dự thảo BLDS, đã có hiện tượng sao chép, cắt xén, góp nhặt các quy phạm có vẻ tương tự nên đã mất đi tính chỉnh thể, thống nhất của vấn đề, đã dẫn đến hệ quả là sự què quặt.
Quy định về động sản:
- Theo Bộ luật dân sự 1995 đựơc sửa đổi của Việt Nam vừa thông qua quy định "Điều 174. Bất động sản và động sản: 1... 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản".
- Bộ luật dân sự Pháp quy định tại Điều 516: "tất cả mọi tài sản đều là động sản
hoặc bất động sản"; hay tại Điều 517 "tài sản là bất động sản do tính chất, do mục đích
sử dụng hoặc do đối tượng gắn liền với tài sản"; hoặc tại Điều 527 "Tài sản là động sản
do tính chất hoặc do luật quy định".
- Bộ luật dân sự Nhật Bản nguyên bản tiếng Anh: "Article 85. A thing whithin
the meaning of this Code is a corporeal thing" {tôi tạm dịch: Điều 85. Vật theo nghĩa
của Bộ luật này là vật có thực}; và, "Article 86. Land and things firmly affixed thereto
are immovable. All other things are movables. Obligations payable to bearer shallbe
deemed to be movables". {tôi tạm dịch: "Điều 86. Đất đai và các vật đặc định là bất
động sản. Mọi vật khác là động sản. Các nghĩa vụ với khả năng để gánh vác thực hiện sẽ được coi là động sản"
- Bộ luật dân sự Thái Lan quy định tại Điều 99: "tài sản bao gồm những vật
cũng như các đối tượng không cụ thể, có thể có một giá trị và có thể chiếm dụng được";
hay Điều 101 "động sản là những vật có thể chuyển từ chỗ này qua chỗ khác, bất chấp do tự chúng hoặc do ngoại lực. Nó bao gồm cả sức mạnh tự nhiên có thể chiếm dụng
Quy định về bất động sản:
Điều 1: Theo Bộ luật dân sự 1995 được sửa đổi của Việt Nam vừa thông qua quy định "Điều 174. Bất động sản và động sản: 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Bộ luật dân sự Thái Lan quy định tại Điều 100 "bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai hoặc hợp thành một thể thống nhất với đất đai. Nó bao
gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai".
Như chúng ta đã biết, đất đai, các bất động sản, các động sản đặc biệt như tàu bay, tàu biển chúng tạo ra các giá trị tài sản lớn trong thời kỳ đương đại thông qua các
dịch chuyển pháp lý (giao dịch có bảo đảm) là chính, chứ ít ở dạng giao dịch mua bán. Chẳng hạn chỉ riêng với các bảo đảm đối với các quyền về bất động sản của chủ sở hữu đã có thể kể ra khá nhiều: quyền sở hữu, quyền cho thuê mặt bằng, quyền thuê dài hạn, quyền ưu tiên (khiếu nại), quyền đia dịch, quyền thế chấp, quyền cầm cố, quyền cho
thuê, quyền khai thác tài nguyên dưới đất [33]. Các thể chế pháp lý vi mô trên cần xây
dựng là nhằm tạo ra nguồn lực tài sản mới đuợc giao dịch an toàn, dựa trên các dịch chuyển pháp lý như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đối với động sản, bất động sản, quyền đối với động sản, bất động sản, trong đó quan trọng là động sản vô hình, loại tài sản đặc biệt trong hoạt động thương mại hàng hoá.