Công tác đào tạo nhân lực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại ngọc minh châu.doc (Trang 28 - 32)

Đào tạo là hoạt động nhằm nâng cao tay nghề hay kỹ thuật của nhân viên đối với công việc hiện hành và trước mắt, đây cũng là một hoạt động chuẩn bị cho nhân viên theo kịp sự thay đổi và phát triển trong tương lai. Đào taọ nhằm giúp cho người lao dộng có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp mà mình theo đuổi, từ ssó mà phát huy được những năng lực cuă họ, giúp họ ổn định công ăn, việc làm, nâng cao địa vị kinh tế của người lao độn góp phần cho sự phát triển của xã hội, có lợi ích cho đất nước và mang lại hiệu quả cao.

Nền kinh tế xã hội hiện nay đã trải qua một bước tiến lớn, thông qua tiến bộ và công nghệ đang làm biến đổi cơ cấc công nghiệp phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà xây dựng một kế hoạch cụ thể đào tạo và sử dụng nguồn nhân lưc là cần thiết cho mọi doanh nghiệp.Công ty TNHH Thương Mại NGỌC MINH CHÂU đã tổ chức công tác đào tạo nhân lực một cách cụ thể như sau:

Mục tiêu đào tạo của công ty

• Trang thiết bị những kỹ năng cần thiết, nần cao được năng lực việc làm cho người lao động.

• Đào tạo cho các cán bộ chuyên ngành kinh tế kỹ thuật • Nâng cao tay nghề bồi dưỡng cho các nhân viên.

Trong 1 năm qua công ty đã đổi mới đội ngũ nhân viên lẫn nâng cao công nghệ mới, tất cả nhưngx sự kiên trên cho ta thấy công ty đã và đang có điều kiện hoàn thiện về chất lượng, công trình, điều đó có lợi cho sự phát triển và hoàn thiện kinh doanh của công ty.

Về trình độ lực lượng lao động trực tiếp tại công ty đa số đã qua các trường đào tạo nâng cao tay nghề.

Vấn đề hiện nay của công ty đặt ra là phải nâng cao chất lượng của công nhân viên, tiếp nhận những người có tay nghề cao, khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng của yếu tố con người, nó sẽ có hiệu quả lâu dài.

Để công tác đào tạo và phát triển của công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chon phương pháp đào tạo phù hợp với những điều kiện của công ty phụ thuộc về vốn, tài chính, con người.. Công ty cần đào tạo đúng đối tượng. Từ những điều kiện

vốn có của công ty, công ty đã đào tạo cho mình phương pháp đào tạo riêng, công ty đã đã đặt ra kế hoach đào tạo theo chỉ tiêu hang năm, có quỹ riêng chi phí cho dào tạo.

Thi lên bậc lương.

Những cán bộ cần phải có trình độ phù hợp với sự thay đổi công việc hay nâng cao tay nghề. Công ty gửu đi đào tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong công ty: nhằm khắc phục các tồn tại

nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động lao động chuyên môn có chất lượng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.

Trong quá trình đào tạo mỗi một cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu xót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết đẻ không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến công việc.

Do xác định được như vậy nên công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân lực.

2.4 Đánh giá khả năng hòan thành công việc và các chế độ khen

thưởng-đãi ngộ.

Đánh giá khả năng hoàn thành công việc của nhân viên là cơ sở để ta có chế độ ưu đãi về lương bổng và các khoản phúc lợi một cách hợp lý. Dựa trên cơ sở chỉ tiêu và sản lượng đề ra ban đầu, đánh giá xem khả năng hoàn thành nhiệm vụ đến mức độ nào, đồng thời cũng xét xem sự hài long trung thành và ý thức trách nhiệm của các thành viên là như thế nào.Việc đánh giá này được thực hiện hàng tháng.

Một phần công ty dựa vào sự đánh giá ở trên,mặt khác công ty cũng xem xét lại nguyên do dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ của một số thành viên, phải chăng đó là do việc bố trí và sắp xếp công việc chưa hợp lý hay là do một lý do khách quan nào khác. Để khi đưa ra quyết định bình chọn lại hay đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mọi người sẽ vui vẻ chấp nhận bởi đó là năng lực thực sự của họ. Có thể chia làm 2 loại:

Đãi ngộ vật chất trong công ty được thể hiện qua : tiền lương, tiền thưởng, một số

phụ cấp và thu nhập khác. * Tiền lương

Đối với áp dụng là cán bộ quản lý, phục vụ, bảo vệ công ty, áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, thanh toán trực tiếp cho người lao động.

* Tiền thưởng và phụ cấp

Công ty có quỹ khen thưởng phụ cấp cho các cá nhân, các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra công ty còn có một số quỹ khác : quỹ phúc lợi và phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên khi bị đau ốm, phụ cấp cho các trường hợp làm thêm, phụ cấp ….

Tình Hình Thu Nhập Của Cán Bộ Công Nhân Viên Trong Công Ty

Đơn vị:triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Tiền lương bình quân 1.933.000 2.163.000

Tiền thưởng bình quân 1.236.000 1.334.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập khác bình quân 1.312.000 1.409.000

Tổng thu nhập bình quân 4.481.000 4.906000

Qua bảng trên ta thấy : Từ năm 2009 đến năm 2010: do có sự tăng lên trong hoạt động kinh doanh tiền lương bình quân của công ty tăng cho nên tiền thưởng bình quân của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra thu nhập khác cũng tăng do vậy tổng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng.

Qua biểu đồ ta thấy thu nhập chủ yếu của các công nhân viên trong công ty chủ yếu là tiền lương, tiền thưởng trong công ty cũng rất cao do công ty đã mạnh dạn cải thiện chế độ tiền thưởng đã khuyến khích các cán bộ công nhân viên.

Đãi ngộ tinh thần

Thường xuyên tổ chức các phong trào trong nội bộ công ty như : • Phong trào người tốt việc tốt.

• Phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. • Phong trào sinh đẻ có kế hoạch

Tổ chức các cuộc vui chơi, liên hoan, thăm quan nghỉ mát cho các cán bộ công nhân viên. Công tác này được tổ chức hàng năm nhằm tạo cho các cán bộ nhân viên có được những giờ phút nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi và tạo sự đoàn kết giữa các khối phòng ban

Cuối năm họp biểu dương gương người tốt, việc tốt, tăng các giấp khen để khuyến khích tinh thần.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại ngọc minh châu.doc (Trang 28 - 32)