Điều khiển tầng (cascade control)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hệ thống điều khiển quá trình để điều khiển nhiệt độ, thông gió và điều hòa không khí trong tòa nhà HVAC (Trang 56 - 58)

5. Nội dung thực hiện

3.1.4 Điều khiển tầng (cascade control)

Một trong những vấn đề của điều khiển phản hồi đã đƣợc phân tích là nhiều khi ảnh hƣởng của nhiễu quá trình tới biến đầu ra cần điều khiển chậm đƣợc phát hiện. Điều này có thể nằm ở bản chất của quá trình (nhƣ quá trình trao đổi nhiệt, quá trình phản ứng, quá trình bay hơi,…), nhƣng cũng có thể do phép đo nếu số biến quá trình nhƣ đo nhiệt độ và đo nồng độ không thể thực hiện đƣợc nhanh. Ví dụ, trong một tháp chƣng luyện thì việc thay đổi lƣu lƣợng hoặc thành phần cấp liệu ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng sản phẩm chƣng luyện, nhƣng phải sau một thời gian khá dài thì ảnh hƣởng này mới quan sát đƣợc. Vì thế, các vòng điều khiển phản hồi đơn khó đảm bảo tốc độ đáp ứng nhanh cũng nhƣ độ quá điều chỉnh nhỏ. Bên cạnh đó, thiết bị chấp hành cũng là một khâu trong hệ kín mà tốc độ can thiệp và độ chính xác của nó ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng của vòng điều khiển. Ví dụ, một van điều khiển nhận đƣợc tín hiệu từ bộ điều khiển yêu cầu mở van 50% tƣơng ứng với 50% lƣu lƣợng chất lỏng qua đó, nhƣng thực sự van có mở đƣợc chính xác 50% hay không, hoặc ngay cả khi mở chính xác 50% thì lƣu lƣợng qua đó có tỉ lệ tuyến tính với độ mở van hay không lại là một vấn đề khác.

Điều khiển tầng là một cấu trúc mở rộng của điều khiển phản hồi vòng đơn, đƣợc sử dụng nhằm khắc phục những vấn đề nêu trên. Điều khiển tầng giúp loại bỏ ảnh hƣởng của một số dạng nhiễu và cải thiện rõ rệt đặc tính động học của hệ thống. Tƣ tƣởng chính của điều khiển tầng là phân cấp điều khiển nhằm loại bỏ ảnh hƣởng của nhiễu ngay tại nơi đó phát sinh. Phải nói rằng, hầu hết các loại hệ thống điều khiển quá trình đều sử dụng cấu trúc điều khiển tầng. Trong rất nhiều trƣờng hợp, cấu trúc điều khiển tầng cũng cho phép kết hợp nhiều sách lƣợc điều khiển khác nhau, ví dụ kết hợp điều khiển phản hồi và điều khiển tỉ lệ .

3.1.4.1 Hai cấu trúc điều khiển tầng.

Một cấu trúc điều khiển tầng có thể bao gồm hai hoặc nhiều vòng điều khiển, trong đó có ít nhất một vòng điều khiển phản hồi. Hai cấu trúc cơ bản đƣợc minh họa trên hình 3.7. Trong tất bất cứ trƣờng hợp nào, bộ điều khiển thứ cấp cũng phải nhanh hơn nhiều so với bộ điều khiển sơ cấp.

Cấu trúc thứ nhất (cấu trúc nối tiếp) đƣợc biết đến nhiều hơn trong thực tế, vì thế còn đƣợc gọi là cấu trúc truyền thống. Ở đây ta có hai giá trị đo phản hồi về hai bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điều khiển, nhƣng chỉ có một biến điều khiển (u2). Tuy nhiên, bậc tự do của hệ thống không hề tăng lên, nên hai bộ điều khiển không hoàn toàn độc lập với nhau. Đầu ra u1 của bộ điều khiển sơ cấp đóng vai trò là giá trị đặt cho bộ điều khiển thứ cấp. Nguyên lý làm việc của cấu trúc này nhƣ sau. Giả sử có nhiễu tác động lên quá trình và ảnh hƣởng của nó có thể nhận biết nhanh hơn qua một biến đo khác (y2), bộ điều khiển thứ cấp sẽ có tác dụng loại trừ hoặc ít ra là giảm đáng kể ảnh hƣởng của nó tới biến cần đƣợc điều khiển thực y1.

a) Cấu trúc nối tiếp (truyền thống)

b) Cấu trúc song song khống chế đầu vào

Hình 3.7 Hai cấu trúc điều khiển tầng

Bộ điều khiển sơ cấp có chức năng đáp ứng với giá trị đặt thay đổi và loại trừ ảnh hƣởng của những nguồn nhiễu còn lại, nhằm duy trì biến cần điều khiển y1 tại giá trị đặt r. Nói một cách khác, vòng điều khiển ngoài có nhiệm vụ phản ứng với mệnh lệnh phía trên (giá trị đặt) và với nhiễu mang tính toàn cục, còn vòng điều khiển trong có trách nhiệm với nhiễu cục bộ.

Cấu trúc thứ hai (cấu trúc song song) có mục đích khống chế giá trị biến điều khiển thứ cấp (u2) tại một giá trị đặt ru2. Ở đây ta có hai biến điều khiển, nhƣng chỉ có một biến đƣợc tự do. Nhƣ vậy một bậc tự do của hệ thống sẽ đƣợc lợi dụng phục vụ mục đích khác, ví dụ tối ƣu hóa điều khiển. Bộ điều khiển thứ cấp có vai trò chủ yếu trong việc duy trì biến cần điều khiển y bám nhanh giá trị đặt, song tín hiệu ra của nó (u2) lại đƣợc coi là biến cần điều khiển của bộ điều khiển sơ cấp. Nhƣ vậy, nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của bộ điều khiển sơ cấp là can thiệp sao cho biến điều khiển u2 đƣợc duy trì gần với giá trị đặt ru2. Tất nhiên biến điều khiển thứ nhất u1 cũng ảnh hƣởng tới đầu ra y, nhƣng chậm hơn. Giả sử chi phí điều khiển cho kênh thứ nhất rẻ hơn chi phí cho kênh điều khiển thứ hai, thì giải pháp điều khiển này cho phép hạn chế đến mức tối thiểu chi phí điều khiển ở kênh thứ hai, trong khi vẫn đảm bảo tốt yêu cầu chất lƣợng. Trong trƣờng hợp này giá trị đặt ru2 cần để thấp nhƣ có thể (ví dụ 5% hay 10%) cũng chính vì vậy cấu trúc song song còn đƣợc gọi là khống chế đầu vào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hệ thống điều khiển quá trình để điều khiển nhiệt độ, thông gió và điều hòa không khí trong tòa nhà HVAC (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)