Nồng độ sản phẩm lên men:

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BIA (Trang 30 - 31)

- phương pháp ươm mầm:

3- Nồng độ sản phẩm lên men:

Sản phẩm chính của quá trình lên men là ethanol và khí CO2. Đây là những hợp chất ức chế các hoạt động sống của tế bào nấm men. Ở nồng độ thấp dưới 2% các hoạt động sống của nấm men vẫn xảy ra bình thường nhưng khi vượt quá 2% thì khả năng nảy chồi của nấm men bắt đầu giảm dần và khi nồng độ ethanol vượt quá 5% thì khả năng nảy chồi của nấm men chấm dứt hoàn toàn nhưng quá trình lên men vẫn tiếp tục xảy ra. Còn nếu nồng độ ethanol vượt quá 12% quá trình lên men bị đình chỉ hoàn toàn.

Kết quả: Ta có được sản phẩm bia non bao gồm rượu etylic, CO2, các sản phẩm

phụ và còn một ít đường (khoảng 1.5-2.5%). Bia non tiếp tục được bơm vào các thùng lên men phụ và tàng trữ.

Giai đoạn lên men phụ:

Mục đích: Tiếp tục lên men phần chất khô còn sót lại sau lên men chính, bão hòa CO2 và tăng cường mùi vị cho bia, thực hiện quá trình ủ chín của bia (ổn định chất lượng bia), làm trong bia; đưa bia về nhiệt độ thấp để hạn chế sự xâm nhập và phá hủy của vi sinh vật.

Thời gian lên men phụ từ 15 - 35 ngày. Nhiệt độ lên men phụ giữ ở 1-40C. Giai đoạn này, nấm men lên men phần đường còn lại để bổ sung CO2 cho bia, đồng thời hoàn thiện chất lượng của bia do quá trình lắng cặn nấm men cũng như các kết tủa mới tạo thành làm cho bia trong hơn đồng thời xảy ra phản ứng oxy hoá khử giữa các chất có trong bia làm tăng hàm lượng este, rượu bậc cao và giảm hàm lượng diacetyl. Sự tự phân của nấm men sinh ra peptit, acid amin, vitamin trong giai đoạn này cũng góp phần tăng chất lượng của bia.

* Những biến đổi trong quá trình lên men phụ:

Những biến đổi trong qúa trình lên men phụ cũng giống như biến đổi trong quá trình lên men chính. Trong đó, có những biến đổi rất quan trọng ảnh hưởng đến những biến đổi bia thành phẩm. Đó là sự chín của bia non kèm theo sự điều chỉnh các tính chất cảm quan của bia thành phẩm như: độ trong, độ bền, đặc trưng keo, màu sắc và hương vị bia.

Diacetyl:

Trong giai đoạn này, nấm men sử dụng Diacetyl làm cơ chất và chuyển hoá chất này thành aceton và 2,3-butadiol trong điều kiện kỵ khí. Quá trình phân huỷ Diacetyl phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng lạnh thì càng chậm. Thông thường, giới hạn cho phép của diacetyl là ≤0,2mg/l thì mới được gọi là đã chín.

Acetaldehyde:

Vì quá trình lên men phụ hàm lượng Acetaldehyde tiếp tục giảm xuống do hoạt động trao đổi chất của nấm men.

Các axít béo dễ bay hơi:

Sự tổng hợp các axit béo mặt ngắn (từ C4÷C10) sẽ bị đình chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình lên mên phụ. Sau đó, nấm men sẽ kết nối các axit béo mặt ngắn thành triglycide dự trữ trong tế bào. Tuy nhiên, nếu quá trình lên men phụ kéo dài thì hàm lượng acid béo trong dịch lên men sẽ tăng do quá trình thuỷ phân glycide. Sự có mặt các acid béo này ảnh hưởng đến mùi vị của bia thành phẩm.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BIA (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)