Tình hình triển khai dịch vụ IPTV của VNPT 1Hiện trạng mạng viễn thông của VNPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình internet (IPTV) (Trang 63 - 72)

KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI IPTV TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

3.4 Tình hình triển khai dịch vụ IPTV của VNPT 1Hiện trạng mạng viễn thông của VNPT

3.4.1Hiện trạng mạng viễn thông của VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet lớn nhất với thị phần rộng nhất tại Việt Nam, chiếm 48% thị phần thuê bao băng rộng tại Việt Nam.

Đầu năm 2005, VNPT đã có thuê bao điện thoại thứ 10 triệu, đánh dấu mật độ thuê bao trên toàn quốc đạt 12,7 máy/100 dân.

Tháng 12/1995, mật độ điện thoại của Việt Nam mới chỉ đạt 1 máy/100 dân.Tháng 8/1996, thuê bao diện thoại toàn quốc mới là 1 triệu thuê bao, tháng 12/1998, đạt 2 triệu, đến tháng 9/2000, đạt 3 triệu thuê bao. Tháng 7/2002, đạt 5 triệu thuê bao và tới tháng 12/2003, con số này đã là 7 triệu thuê bao, với mật độ 8 máy/100 dân. Mạng điện thoại công cộng của VNPT hết tháng 1/2005, bao gồm cả cố định và di động, đã đạt con số thứ 10.000.000, đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên hơn 12 máy/100 dân. Như thế, trong vòng 10 năm, tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại của Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, một sự phát triển mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian qua, nhìn nhận về tình hình tăng trưởng này, Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đã nhận xét: "Tốc độ phát triển viễn thông của Việt Nam đứng thứ 2 trên toàn thế giới".

Vào thời điểm này, trên 100% tổng số xã trong cả nước, trong đó có hầu hết các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đều đã có điện thoại; 64/64

về đích mà còn vượt mức rất cao so với mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng IX đề ra là đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên 7-8 máy/100 dân vào năm 2005.

Cùng với số hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh mẽ về qui mô mạng điện thoại truyền thống, sự ra đời kịp thời (vào các năm 1994 rồi 1996) và phát triển mạnh của 2 mạng điện thoại di động MobiFone rồi VinaPhone với dịch vụ ngày càng đa dạng, đã làm tăng nhanh thuê bao điện thoại, tạo đà cho việc tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ mới, phát triển nhiều dịch vụ viễn thông, Internet tiện ích khác trong những giai đoạn tiếp theo. Nghĩa là, trong và cùng với quá trình phát triển mạng điện thoại, VNPT đã và đang tiếp tục tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ hạ tầng mạng truyền thông và công nghệ thông tin của đất nước theo hướng đón trước xu thế hội tụ của viễn thông - tin học - phát thanh - truyền hình trên thế giới. Vào thời điểm đạt 10 triệu thuê bao điện thoại này thì mạng viễn thông thế hệ mới NGN cũng vừa được VNPT chính thức đưa vào hoạt động. Đây là bước chuyển đổi mới căn bản về công nghệ hướng tới một hạ tầng mạng duy nhất, băng thông rộng, cho phép tích hợp giữa các dịch vụ thoại và dữ liệu, giữa cố định và di động.

Phần mạng Internet của VNPT hiện được quản lý và khai thác bởi Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC). Tính đến cuối năm 2005, tổng số thuê bao Internet (cả gián tiếp và trực tiếp) của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) trên toàn mạng là trên 600.000 thuê bao, trong đó số thuê bao phát triển mới trong năm 2005 là hơn 60.000.

Ngoài việc hoàn thành vượt mức kế hoạch về phát triển thuê bao mới (đạt 4.535 thuê bao) và tổng số thuê bao (7.265 thuê bao), năm qua VDC tiếp tục cung cấp dịch vụ Internet trực tiếp tới các nhà cung cấp khác. Các

ISP như: FPT, Netnam, OCI, Hanoi Telecom, Saigon Postel, Viễn thông điện lực, Thông tin điện tử hàng hải vẫn tiếp tục là khách hàng của VDC với dung lượng kết nối lớn hơn năm 2004. Năm 2005, VDC cũng đã thành công trong việc bán kênh đi quốc tế cho Lào, Campuchia. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác của VDC cũng đạt mức tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện nền tảng phát triển ổn định làm đà cho năm tới. VDC đã liên tục thực hiện các đợt giảm cước dịch vụ, đảm bảo quyền lợi khách hàng, tăng sức cạnh tranh của dịch vụ. VDC cũng đã nghiên cứu phát triển các ứng dụng, tính năng mới cho dịch vụ, nghiên cứu triển khai ứng dụng chuẩn công nghệ mới (chuẩn SIP) để chuẩn bị đưa vào khai thác, quản lý dịch vụ. Năm 2005, VDC cũng đã phát triển được hệ thống đại lý rộng khắp cho các dịch vụ Fone VNN, 1717, ... và đã bắt đầu tạo dựng được thương hiệu trên thị trường với chất lượng dịch vụ tốt, giá cước dịch vụ cạnh tranh.

Năm 2005, VDC cũng đã không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ truyền dữ liệu Frame Relay. Tính đến nay, mạng Frame Relay quốc tế của VDC đã đạt dung lượng 42 Mbps, kết nối với 7 đối tác quốc tế. Mạng Frame Relay trong nước cũng đã có 98 luồng E1. Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này trong năm đạt mức cao, trung bình khoảng từ 40-50 thuê bao/tháng.

Thị trường Internet băng rộng đang phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Với mục tiêu tất cả vì khách hàng, VDC luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Trong thời gian tới, VDC sẽ thực hiện đa dạng hoá các chính sách về giá và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Đặc biệt, năm 2006, VDC sẽ triển khai dịch vụ Internet không dây tốc độ cao WiMax, các dịch vụ truyền dẫn, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp khác phát triển các dịch vụ nội dung trên nền mạng điện

Đến nay tổng dung lượng mạng đường trục Bắc - Nam đã được nâng lên 16xSTM-1 (tương đương 2,5Gbps). Hiện tại, VDC đang nỗ lực đảm bảo tiến độ đầu tư, mở rộng dung lượng mạng đường trục Bắc -Nam lên 7,5G vào cuối Quý I năm 2006.

Về mục tiêu phổ cập tin học, VDC sẽ tiếp tục đẩy mạnh cập nhật nội dung thông tin trên Internet trong các lĩnh vực giáo dục, y tế như e-School, e-Learning, tư vấn sức khoẻ, phẫu thuật trực tuyến, đưa Internet về nông thôn. Đồng thời, VDC sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành thực hiện phổ cập Internet tới cộng đồng bằng các chương trình hoạt động như: đưa Internet về trường học, điểm Bưu điện văn hóa xã, tuần lễ khám phá Internet, ngày hội Internet, cuộc thi "Nhân tài đất Việt, ...".

Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thuê bao, phổ cập dịch vụ là vấn đề giá cước. Những năm qua, tuy tự vay tự trả để đầu tư không ngừng vào mạng lưới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng VNPT đã và đang tiếp tục tích cực thực hiện lộ trình giảm dần giá cước. Đặc biệt, chỉ tính từ năm 2000 trở lại đây, VNPT đã thực hiện nhiều đợt giảm cước lớn. Năm 2001, mức cước thuê bao tháng của các dịch vụ thoại đều giảm, cố định từ 68.000 xuống còn 27.000 đồng, di động trả sau từ 250.000 xuống còn 182.000 đồng. Năm 2003, giảm đồng loạt 12 loại cước dịch vụ viễn thông và Internet, theo đó cước điện thoại quốc tế và điện thoại di động đã giảm từ 20- 38%. Năm 2004, tiếp tục giảm cước viễn thông và Internet, đặc biệt là giảm cước điện thoại di động và bỏ cách tính cước phân vùng, áp dụng một cách tính cước thống nhất trên cả nước. Kết quả tích cực của giảm cước, hướng mạnh về lợi ích của khách hàng đã được thấy rõ là, giá cước viễn thông, Internet của Việt Nam cho đến nay đã bằng và thấp hơn mức trung bình trong khu vực. Năm 2004, VNPT đã phát triển mới trên 2,6 triệu máy điện thoại, là số lượng thuê bao đạt được trong một năm lớn nhất

từ trước đến nay, đưa tổng số máy điện thoại lên con số 10 triệu như đã nói ở trên. Việc giảm cước lớn trong hai năm liền 2003 và 2004 cũng ghi nhận nỗ lực của VNPT trong việc góp phần giảm chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, nhất là trong tình hình giá cả nhiều nguyên, nhiên liệu, dịch vụ đầu vào của nền kinh tế lại tăng trong thời gian qua.

Cùng với sự tăng trưởng của một đất nước đang phát triển, nhu cầu thông tin liên lạc của toàn xã hội đã và đang ngày càng tăng. Viễn thông ở nông thôn, miền núi trở nên là phương tiện không thể thiếu để phát triển kinh tế - xã hội. Cũng chính ở điểm này càng cho thấy trách nhiệm và sự phấn đấu đầy nỗ lực của VNPT với vai trò là doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông chủ lực của Nhà nước, bởi đầu tư cho nông thôn, miền núi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa thì mục đích chính chưa phải là lợi nhuận. Một máy điện thoại cho xã ở vùng sâu, vùng xa đầu tư có khi phải tới hàng trăm triệu đồng nhưng cước thu hàng tháng chỉ là vài chục ngàn đồng. Hầu hết trong số gần 7.000 điểm Bưu điện văn hóa xã hiện nay hoạt động cũng chủ yếu là mang ý nghĩa phục vụ công ích.

Khả năng cung cấp dịch vụ truyền hình số trên mạng xDSL của VNPT:

• Việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống phân chia theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ. Phù hợp với xu thế phát triển chung về công nghệ mạng của những nước phát triển trên thế giới, VNPT đã chọn NGN làm bước phát triển tiếp theo trong việc tìm kiếm các giải pháp phát triển mạng.

• Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), một đơn vị thành viên của VNPT, đã phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các đơn vị trong VNPT cùng với sự hỗ trợ tư vấn kỹ thuật của Siemens, đã lắp đặt xong và đưa vào sử dụng pha 1 mạng NGN vào tháng 11/2003. Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lưới, VNPT quyết định đầu tư xây dựng tiếp pha 2, ngày 15/08/2004 pha 2 cũng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

• Mạng NGN của VNPT gồm 3 lớp là: lớp chuyển tải; lớp truy nhập; lớp ứng dụng và dịch vụ. Lớp chuyển tải gồm 3 nút mạng trục quốc gia đặt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng (sử dụng thiết bị router M160 của Juniper) và 11 nút vùng (sử dụng các thiết bị B-RAS 1410 của Siemens) tại 11 tỉnh, thành phố trọng điểm với băng thông các tuyến trục và vùng bắt đầu là 155 Mbps dựa trên truyền dẫn SDH. Trong tương lai, băng thông tuyến trục sẽ nâng cấp lên STM-4 và STM-16 dựa trên mạch vòng truyền dẫn 20 Gbps/WDM vừa triển khai. Theo thông tin mới nhất, hiện tại mạng NGN của VNPT được mở rộng và có 24 nút mạng vùng.

• Song song với việc thiết lập lớp chuyển tải trục và vùng, VNPT đã và đang gấp rút triển khai lớp truy nhập của mạng NGN với các Media Gateway và hệ thống truy nhập băng rộng công nghệ xDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng MegaVNN tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến năm 2008, cả nước sẽ có khoảng 600.000 cổng xDSL. Và hiện tại, hệ thống mạng xDSL của VNPT đã hỗ trợ cung cấp công nghệ ADSL 2+.

• Hiện nay, VNPT đã và đang sẵn sàng đáp ứng một số dịch vụ cơ bản trên nền mạng NGN, đó là các dịch vụ 1719, 1800, 1900. Ngày 09/11/2004, VNPT cũng đã chính thức ký hợp đồng với UBND thành phố Hồ Chí Minh hợp đồng xây dựng mạng đô thị băng rộng (MAN - Metropolitan Area Network) cho UBND thành phố, phục vụ việc kết nối và điều hành trên 90 điểm là các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận huyện của Thành phố, và công trình đã hoàn thành vào 30/04/2005. Hiện VNPT cũng đang nghiên cứu để có thể cung cấp các mạng tương tự tại Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Mạng NGN của VNPT cho phép triển khai các dịch vụ đa dạng với giá thành thấp, giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường, giảm chi phí khai thác mạng và dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư và tạo nguồn doanh thu mới ngoài doanh thu từ các dịch vụ truyền thống như: thoại, truyền dữ liệu tốc độ cao, dịch vụ đa phương tiện, hiệu suất sử dụng truyền dẫn rất cao. NGN cho phép VNPT tăng cường khả năng kiểm soát, bảo mật thông tin và độ tin cậy trong khi giảm thiểu được chi phí vận hành. Được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, NGN đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng: doanh nghiệp, văn phòng, kết nối giữa các mạng máy tính, v.v... NGN thống nhất mạng hữu tuyến truyền thống và chuẩn truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu không dây.

Có thể thấy với hạ tầng mạng NGN hiện đại, băng thông rộng và không ngừng được nâng cấp, mở rộng thì việc VNPT triển khai dịch vụ IPTV trên hạ tầng mạng có sẵn này là hoàn toàn khả thi.

Cùng với sự phát triển của dịch vụ thuê bao băng rộng, việc xây dựng các nội dung phong phú cho mạng xDSL là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng và hoạch định tốt mạng xDSL cho phép cung cấp tới thuê bao các đường kết nối tốc độ cao, ổn định và nhờ đó cho phép cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị cao. Như vậy ngoài các dịch vụ Internet tốc độ cao truyền thống, việc cung cấp các dịch vụ về Video và IPTV đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dự báo được trước nhu cầu phát triển này trong mạng lưới của mình, VNPT đã đưa ra yêu cầu xây dựng mạng IPTV và VoD trong đấu thầu xây dựng mạng xDSL Pha 1 từ năm 2001, tuy nhiên sau đó VNPT đã quyết định chưa đầu tư ngay cho dịch vụ này.

Đến giai đoạn này, thấy rõ được nhu cầu phát triển nội dung cho mạng xDSL, VNPT đã lựa chọn Siemens, nhà cung cấp giải pháp mạng NGN tổng thể cho VNPT từ lớp truy nhập đến mạng lõi, thực hiện thử nghiệm dịch vụ giải trí băng rộng (Broardband Entertainment Solution) tại công ty VASC. Ngoài các dịch vụ IPTV và VoD theo yêu cầu của VNPT, giải pháp giải trí tại gia đình thử nghiệm tại VASC của Siemens còn cung cấp thêm nhiều các dịch vụ khác như kết nối Internet trên TV, Walled Garden, v.v nhờ vào giải pháp sử dụng Midlleware chuyên dụng cho các nhà khai thác lớn. Ngoài ra vấn đề về bảo mật cho nội dung cũng được thử nghiệm với phần mềm của hệ thống DRM.

Trong dự án thử nghiệm các dịch vụ sau được cung cấp:

• IPTV sử dụng MPEG2.

• VoD sử dụng MPEG2.

• Internet on TV.

• Các trò chơi đơn giản trên mạng.

Sau thời gian đầu thử nghiệm cho 20 thuê bao tại Hà Nội, với chất lượng dịch vụ tốt, VASC đã quyết định tăng thêm 30 thuê bao để thử nghiệm tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm tra khả năng cung cấp các dịch vụ của giải pháp.

Ngoài kết quả tốt về chất lượng dịch vụ, dự án thử nghiệm cũng cho thấy rằng mạng lưới xDSL hiện tại của VNPT là hoàn toàn sẵn sàng cho việc cung cấp dịch vụ gia tăng chất lượng cao.

So với hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV mà VNPT định đầu tư trước đây trong Pha 1 của dự án cung cấp dịch vụ xDSL, hệ thống thử nghiệm của Siemens tại VASC có nhiều ưu điểm hơn. Ưu điểm đầu tiên được chấp nhận rộng rãi, đó là người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ giải trí và truyền thông ngay trên TV của nhà mình, trong khi giải pháp của hệ thống trước đây đòi hỏi người dùng phải có PC cài đặt các phần mềm để có thể nhận được các dịch vụ giải trí.

Ngoài ra, hệ thống giải trí thử nghiệm của Siemens còn có thể cung cấp nhiều ứng dụng hơn cho người dùng do các ứng dụng có thể được dễ dàng cài đặt trong quá trình triển khai dịch vụ.

3.4.3Lộ trình triển khai IPTV

Tại IPTV Forum VietNam 2007 VNPT dự kiến đầu năm 2008 sẽ thử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình internet (IPTV) (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w