Quy trình sản xuất phân HCVS từ chế phẩm Emic

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số quy trình sản xuất hữu cơ vi sinh (Trang 50 - 70)

- Lựa chọn địa điểm ủ: Tốt nhất là trong nhà có mái che, nền xi măng hoặc ủ dưới tán cây che bóng, nền phải san bằng hoặc có thể làm ngoài đồng, ngoài bãi và phải ủ lên đống ủ một lớp phên nhằm tránh ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp vào đống ủ.

- Cách ủ: Tất cả vật tư nguyên liệu được chia đều 5 - 6 lớp. Làm lần lượt các bước sau với từng lớp.

+ Rải một lớp phân chuồng. + Rải 1 lớp lân lâm thao.

+ Dùng dụng cụ xốc rơm hoặc cào sắt xăm vào lớp nguyên liệu để phân chuồng và lân lâm thao lọt vào đống ủ.

+ Hoà đạm và kali với nước, hoà chế phẩm sinh học EMIC với nước rồi tưới đều lên lớp nguyên liệu (lượng nước phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu).

- Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên cho từng lớp, chất các lớp thành đống ủ. Dùng tấm nilon hay tấm bạt trùm lên đống ủ (yêu cầu đống ủ phải được đậy kín). Nếu đống ủ không có mái che, không có bóng che thì phải che đậy trên đống ủ bằng một tấm phên hoặc chặt cây, rơm rạ… nhằm tránh ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp vào đống ủ, tạo điều kiện tốt cho chủng vi sinh vật hoạt động.

Hình 3.14: Ủ phân

- Thời gian từ khi ủ đến lúc ra sản phẩm là phân hữu cơ vi sinh từ 45 - 50 ngày. Trong khoảng thời gian này phải đảo 4 lượt, mỗi lượt cách nhau 10 ngày.

- Đảo đống ủ nhằm mục đích tăng lượng ôxy để cho chủng vi sinh vật hô hấp và hoạt động. Khi đảo thấy đống ủ có hiện tượng khô thì cần phải tưới nước Sau 45 -50 ngày kể từ khi ủ, chúng ta có được một khối lượng phân hữu cơ vi

sinh chất lượng cao. Phân có màu đen sẫm, tơi xốp. Nếu chưa sử dụng, cần phải cất giữ loại phân này vào một nơi râm mát, che đậy kín đáo (tuyệt đối không được để nắng mưa).

3.6.3 Kết quả

Hiệu quả của việc dùng phân HCVS được các địa phương đánh giá cao như giảm được 35 - 40% lượng phân hoá học mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng. Cây trồng khoẻ mạnh và cứng cáp hơn trong qua trình sinh trưởng, giảm các loại nấm bệnh và sâu bệnh, qua đó giảm được thuốc trừ sâu và nâng cao chất lượng cây trồng. Sản xuất các mặt hàng nông sản an toàn, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Làm cho đất canh tác tăng thêm độ mùn, độ mầu mỡ trong mỗi vụ trồng trọt.

3.7 Qui trình sản xuất phân bón HCVS quy mô công nghiệp [8], [17]

3.7.1 Sơ đồ sản xuất chung

Sơ đồ 3.15: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh qui mô công nghiệp Ủ 7 - 10 ngày

Đóng gói

Nguyên liệu hữu cơ nền + giống cấp 2 (T, H và L)

Xay và đùn qua máy

Kiểm tra chất lượng

Phân hữu cơ vi sinh bán thành phẩm

Phân hữu cơ vi sinh dạng bột hoặc viên

40 - 450

3.7.2 Thuyết minh quy trình sản xuất phân HCVS quy mô công nghiệp 3.7.2.1 Nguyên liệu

- Vi khuẩn cố định đạm (T6): Azotobacter.

- Vi khuẩn phân giải phospho và kali khó tan (H1, H2):

B.megathelium var. Phosphoticum.

- Xạ khuẩn phân giải chất xơ (L1, L3): Actinomyces.

- Than bùn đã được hoạt hoá, rác phế thải có nguồn gốc từ thực vật. -Quặng apatit hay phosphoric nghiền nhỏ.

-Phân chuồng đã được ủ diệt các trứng ký sinh trùng.

-Phân chuồng và rác là hai nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn ở nông trại và có thể cung cấp liên tục lâu dài.

3.7.2.2 Cách tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiền nhỏ quặng, hoạt hoá than bùn để đảm bảo được pH thích hợp và xử lý phân chuồng, rác phế thải với vôi để diệt các trứng của ký sinh trùng.

- Bảo quản các chủng giống bằng cách đông khô. Đây là phương pháp bảo quản tương đối ưu việt vì giữ chủng được lâu dài mà các hoạt tính của chủng vẫn được bảo đảm, khi sản xuất giống sẽ được nhân qua các môi trường đặc hiệu.

- Tạo nguồn nguyên liệu nền và nhân giống.

+ Tạo nguồn nguyên liệu nền : Các phế thải hữu cơ được cắt ngắn.

+ Nhân giống: Giống được nhân lên qua môi trường rỉ đường có bổ sung một số các nguyên tố thích hợp và được nuôi cấy trên máy lắc, sau đó nhân tiếp qua hệ thống sục khí ở nhiệt độ 37 - 45oC/72 giờ (giống cấp 2).

- Lên men bán rắn từ 7 đến 10 ngày cho sản phẩm phân hữu cơ vi sinh bán thành phẩm.

-Đem phơi khô rồi cho vào máy xay hoặc nghiền sàn. Có thể bổ sung thêm than bùn hay quặng apatit nghiền nhỏ.

- Sau khi có được sản phẩm hoàn chỉnh là phân hữu cơ vi sinh dạng bột hoặc viên thì tiến hành kiểm tra chất lượng và đem đóng gói ra thành phẩm là gói phân bón hữu cơ vi sinh.

Hình 3.16: Máy đang xay hoặc nghiền phân HCVS bán thành phẩm

Hình 3.17: Phân HCVS dạng bột Hình 3.18: dạng viên

3.8 Một vài ví dụ về quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ những nguyên liệu khác

3.8.1 Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê [6],[7] 3.8.1.1 Giới thiệu

- Hiện nay nguồn phân hữu cơ từ chất thải của gia súc ngày càng khan hiếm không đủ để đáp ứng cho canh tác nông nghiệp. Trong khi đó, vỏ quả cà phê một nguồn hữu cơ quí, có sẵn lại rất rẻ, có thể sản xuất thành phân hữu cơ để thay thế một phần hay toàn bộ phân chuồng, chưa được chú trọng sử dụng trong sản xuất, thậm chí nhiều hộ gia đình còn vứt bỏ cả nguồn hữu cơ quí giá này.

- Dự án Phát Triển Nông Thôn Đăk Lăk đã hợp tác với Trung Tâm

Khuyến Nông Đăk - Lăk, Trạm Khuyến Nông của 2 huyện Lăk và Ea H’leo

tiến hành thử nghiệm mô hình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ quả cà phê. - Hàng năm thải ra hàng trăm ngàn tấn vỏ quả cà phê từ quá trình xay xát, nếu lượng vỏ này được chế biến thành phân hữu cơ vi sinh thì mang lại lợi ích rất lớn cho mỗi gia đình và xã hội.

- Chỉ cần bỏ ra công lao động, vỏ quả cà phê và ít tiền để mua men sinh học, phân chuồng (nếu gia đình không có), phân urê, phân lân, vôi, và đường ăn thì có thể sản xuất ra hữu cơ vi sinh có chất lượng tốt nhưng giá thành chỉ bằng 30% so với giá phân cùng loại bán trên thị trường.

- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh chế biến từ vỏ quả cà phê bón cho lúa, ngô, cà phê, hồ tiêu, … có những ích lợi về môi trường sau đây:

+ Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cây trồng, vật nuôi.

+ Cải thiện kết cấu, độ xốp và độ phì nhiêu của môi trường đất. + Cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường đất.

+ Có tác dụng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ khác trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Có tác dụng nâng cao được hệ số sử dụng phân khoáng bón cho cây trồng, dẫn đến giảm thiểu lượng phân hoá học rữa trôi xuống tầng nước ngầm hay vào môi trường không khí gây ô nhiễm môi trường.

+ Vỏ cà phê là nguồn nguyên liệu rất tốt để chế biến phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao. Chất dinh dưỡng trong 1kg vỏ cà phê tương đương 3 kg phân chuồng loại tốt. Vì hàm lượng hữu cơ cao trên 30% nên vỏ cà phê đem bón mà không được ủ hoại mục thì lại là nguồn gây bệnh cho cây trồng.

3.8.1.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ vỏ cà phê

Chuẩn bị nguyên liệu

- Vỏ cà phê : 1 tấn

- Phân chuồng : 0,5 m3

- Lân nung chảy : 25-50 kg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Urê : 5 kg

- Mật mía (hay đường vàng) : 0,5-1 kg

- Men HB-01 : 1 kg (có thể nhiều hơn) Các bước tiến hành

- Bước 1: làm ẩm toàn bộ vỏ cà phê, tưới nước nhiều lần trước khi ủ sao cho vỏ mềm, để ráo nước (nếu không có điều kiện tưới thì khi trộn men có thể dùng ít nước tưới cho đều, hạn chế để róc nước, rồi sau 1 tuần ủ sẽ bổ sung thêm nước).

- Bước 2: hòa toàn bộ men trong nước đường (mật), lượng nước nhiều hay ít tùy vào lượng men và độ ẩm của vỏ cà phê, tưới hỗn hợp vào đống vỏ, để thời gian 3 - 5 tiếng đồng hồ cho ngấm đều (làm sao khi tưới trộn hỗn hợp men phải bám tương đối đều cả trên lẫn dưới đống vỏ, nước men không bị rỉ xuống dưới).

- Bước 3 : tiến hành ủ : hỗn hợp vỏ cà phê + lân + urê + phân chuồng được trộn đều, chọn chổ đất bằng và nhẵn, rải một lớp vỏ quả 40cm rộng ít nhất 2m, chiều dài tùy thuộc vào lượng vỏ cà phê thành luống rồi tưới nước men đều lên mặt luống. Tiếp tục rải một lớp hỗn hợp dày 30cm và tưới nước men...làm khoảng 5 lớp sao cho đống ủ cao >1,5m. Ủ xong phủ toàn bộ bạt để giữ ẩm và nhiệt. Tuyệt đối không được nén chặt đống ủ (không dẫm đạp lên đống ủ).

- Bước 4 : Sau khi ủ một tuần thì tiến hành kiểm tra đống ủ: đống ủ nóng, có nhiệt độ 70 độ C trở lên, có màu nâu đen là tốt, màu nâu nhạt là do thiếu nước, phải tưới thêm nước (hầu như toàn bộ đều phải tưới thêm nước). Lượng nước nhiều quá hoặc ít quá đều ảnh hưởng đến quá trình phân hủy của men. Sau 20 ngày tiến hành đảo trộn, lên đống và nén thật chặt, khoảng 75 - 90 ngày đống ủ sẽ hoàn toàn hoại mục, ta tiến hành gỡ bạt để 1- 2 ngày rồi mang đi bón hoặc hong khô đóng bao.

3.8.1.3 Cách sử dụng phân HCVS bón cho cây

- Cà phê cơ bản bón 2 - 3 kg/cây, cà phê kinh doanh bón 4 - 6 kg/cây.

- Phân ủ có mật độ vi sinh vật sống cao nên khi bón đất phải ẩm càng nhiều càng tốt (bón vào mùa mưa là tốt nhất).

- Không nên trộn chung với các loại thuốc hóa học để vi sinh vật tiếp tục hoạt động giúp cho cây cà phê chống bệnh thối rễ vàng lá.

- Những cây cà phê nào bị thối rễ vàng lá thì bón nhiều phân ủ và giảm phân vô cơ.

- Cách tưới nước bổ sung: dùng ống nước cắm trực tiếp vào đống ủ rồi bơn nước, thường xuyên tưới bổ sung cho đống ủ.

3.8.2 Quy trình kỹ thuật sản xuất phân HCVS từ bèo tây, rơm rạ [25] 3.8.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu (làm 1 tấn phân)

- Phụ phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ cây xanh khoảng 5 - 6m3 (bèo tây, rơm, rạ, thân cây xanh…).

- Phân NPK 2kg (hoặc phân gia súc, gia cầm, bã thải từ các hầm Biogas khoảng 1.0 - 1.5 tạ).

- Chế phẩm VIXURA (1 gói 2kg). Chú ý:

+ Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt. Nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay.

+ Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25 - 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn.

+ Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ. + Đối với bèo Tây (Bèo Nhật Bản) thì cần phơi héo trước khi ủ.

3.8.2.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Chọn nơi ủ

- Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, có nền đất nện hoặc xi măng khô ráo, hoặc lót nền đất bằng vải nilon.

- Nên rạch rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá.

- Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng. Diện tích nền 3m2/1 tấn nguyên liệu ủ.

Bước 2:

- Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ

- Để trộn đều 1 gói chế phẩm (2kg) cho 5 - 6 m3 nguyên liệu ủ ta làm cách sau: Chia đều chế phẩm thành 5 phần và 1 lượng phân rác cũng chia làm 5 phần. Sau đó 1 phần chế phẩm vào bình ozoa nước khuấy đều.

- Tiến hành rải 1 phần phân rác mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên lớp phân rác đã rải. Nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng để tưới chế phẩm) khoảng 1 nửa ozoa đến 2 ozoa tùy thuộc vào rác ướt hay khô. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hoàn thành.

- Nếu tiến hành ủ lượng phân rác nhiều thì rải lượng phân rác thành từng lớp trong luống ủ có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài tùy theo lượng rác nhiều hay ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ cao mỗi lớp khoảng 20 - 25cm (khoảng 1 gang tay). Ta tưới chế phẩm đã hòa đều vào từng lớp sao cho phân rác ướt đều và nước không bị ngấm chảy ra xung quanh đống ủ, độ ẩm đạt khoảng 55 - 60% (cầm trên tay bóp nhẹ thấy nước chảy rịn ra là được).

- Tiếp tục làm từng lớp như thế cho đến khi chiều cao của đống ủ khoảng 1,2 - 1,5 mét.

Bước 3: Che phủ và bảo quản

- Sau khi ủ xong ta đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. - Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 450C.

Bước 4: Đảo đều và bổ sung nước, không khí

- Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên cao khoảng 40- 500C.Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho hoạt động của VSV cũng ít dần.

- Vì vậy, cứ khoảng 7 - 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì đổ thêm nước. Sau khoảng 28 - 30 ngày thì rơm rác bị mùn hóa được chế biến thành phân bón hữu cơ vi sinh.

Bước 5: Chế biến mùn thành phân hữu cơ vi sinh

- Dùng chế phẩm VSV chức năng, bao gồm vi sinh cố định đạm

(Enterobacterogenes), VSV phân giải lân (Bacillus megaterium, Aspergillus

awamori), VSV kích thích sinh trưởng (Azobacter chrococum), VSV bảo vệ

thực vật (B.subtilis.Số lượng tế bào: 107-109 tb/g).

- Mỗi 1 kg chế phẩm VSV chức năng dùng phối trộn với 1000kg mùn đã hoại mục, bổ sung 2 kg phân hóa học NPK, thêm nước tới độ ẩm 55 - 60%, đánh đống, phủ nilon để giữ ẩm. Sau khoảng 20 ngày thành phân bón hữu cơ vi sinh.

- Phân dùng không hết nên dồn lại thành đống, cho vào bao và đưa lên chỗ cao ráo, tránh nước ngập, che đậy cẩn thận để dùng về sau. Phân này ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.

CHƯƠNG 4: DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM [20]

- Trước tình tình phân hữu cơ vi sinh ngày càng được ưa chuộng, để tránh việc sản xuất và sử dụng đại trà phân HCVS.

- Tránh việc nhập khẩu phân HCVS không rõ nguồn gốc.

- Đảm bảo thành phần và hàm lượng của phân HCVS không gây ô nhiễm môi trường và tổn hại sức khỏe con người đồng thời cho năng suất cây trồng cao.

- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã đưa ra danh mục các loại phân bón HCVS được phép kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Bảng danh mục bao gồm:

Tên thông thường/tên thương mại Thành phần và hàm lượng vsv (cfu/g) Thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng (%) Số quyết định

Hướng Dương vsv phân giải lân:1x106; vsv phân giải xenlulo:1x106 HC:15; N-P2O5- K2O:1-1-1; độ ẩm: 30 84/2007/ QĐ-BNN Hừng Sáng vsv(N): 8,1x106 vsv(P): 1,2x107 vsv(X): 6,4x106 HC:22,5; N-P2O5- K2O:1,5-1-1; Ca:3; Mg:2; S:1 10/2007/ QĐ-BNN OMIX (có bổ sung lân) vsv(P): 1.8x106 vsv(X): 1,5x106 HC:15; acid Humic: 5; P2O5:3 10/2007/ QĐ-BNN BOF vsv(N):1x106; Trichderma sp: 1x106 HC:20; N-P2O5- K2O:1-1-1; CaO:2;

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số quy trình sản xuất hữu cơ vi sinh (Trang 50 - 70)