Thuyết minh quy trình sản xuất chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số quy trình sản xuất hữu cơ vi sinh (Trang 40 - 42)

Tuyển chọn, hoạt hóa và bảo quản các chủng giống gốc vi sinh vật.

- Tinh sạch giống gốc: cấy zích zắc các chủng trên môi trường đĩa petri thích hợp của từng chủng cho vào tủ ấm bật ở nhiệt độ thích hợp.

+ Môi trường đối với chủng VSV cố định đạm: sử dụng cơ chất nghèo Nitơ, bổ sung glucose.

+ Môi trường đối với chủng VSV phân giải lân: chứa nguồn Phosphor duy nhất là Ca3(PO4)2 hoặc lecitin.

+ Môi trường đối với chủng VSV phân giải cellulose: chứa nguồn cacbon duy nhất là celluloza tự nhiên.

- Sau 2 - 4 ngày chon đĩa petri có mọc khuẩn lạc đều, tách biệt và không bị nhiễm được cấy vào ống nghiệm chứa môi trường giữ giống và cho vào tủ ấm ở nhiệt độ thích hợp sau 5 - 7 ngày.

- Sau một tháng sản xuất thì tiến hành hoạt hóa lại giống gốc để đảm bảo hoạt tính của giống gốc ổn định: cấy gạt giống gốc đã pha loãng trên môi trường hoạt hóa giống thích hợp của từng chủng cho vào tủ ấm bật ở nhiệt độ thích hợp.

- Sau 2 - 4 ngày chọn đĩa petri có mọc khuẩn lạc đều, tách biệt và không bị nhiễm thuốc.

- Chọn khuẩn lạc có hoạt tính cao nhất để cấy tinh sạch và giữ giống.

- Bảo quản giống: bảo quản bằng lạnh thường giữ giống trong 6 tháng và bảo quản lạnh sâu giữ giống được 2 năm.

Nhân giống

- Nhân giống cấp 1: Cấy các chủng giống từ ống nghiệm vào bình tam giác chứa môi trường riêng cho từng chủng

- Nuôi cấy lắc 220 vòng/phút ở nhiệt độ thích hợp. Sau 24 giờ nuôi cấy thu được giống cấp 1.

- Nhân giống cấp 2: Cấy các chủng giống cấp 1 từ bình tam giác vào nồi lên men chứa môi trường riêng cho từng chủng, lên men khuấy 220 vòng/phút ở nhiệt độ thích hợp và có thổi khí.

- Sau 24 giờ nuôi cấy thu được giống cấp 2.

Lên men

Lên men xốp: Trộn dịch lên men cấp 2 vào nguyên liệu lên men xốp sao cho độ ẩm đạt 40%. Cho vào thùng lên men xốp và lên men sau 3 ngày.

Xử lý sinh khối sau khi lên men

- Nguyên liệu sau khi lên men xốp được cho vào sàng và dàn mỏng chuyển lên giá sấy ở nhiệt độ sấy khoảng 45 - 500C.

- Hàng ngày tiến hành đảo.

- Khi nguyên liệu khô đạt đến độ ẩm khoảng 15% thu nguyên liệu, trộn đều các chủng giống, nghiền nguyên liệu bằng máy nghiền với mắt sàng nhỏ nhất.

- Sinh khối VSV đậm đặc sau khi được xử lý thì thành chế phẩm VSV.

Kiểm tra chất lượng

- Các mẫu nguyên liệu được kiểm tra chất lượng theo từng đợt hàng sản xuất bằng các đệm vi sinh vật trên môi trường nuôi cấy, xác định hoạt tính phân giải cellulose, tinh bột, protein,lipid và khả năng sinh kháng sinh của từng chủng vi sinh vật.

Khi sản phẩm đạt yêu cầu thì tiến hành đóng gói.

- Sản phẩm được cho vào bao và đóng gói với nhiều khối lượng khác nhau: 150gr, 200gr…

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số quy trình sản xuất hữu cơ vi sinh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)