Mục tiêu định hướng phát triển công nghiệp Hưng Yên từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Hưng Yên - Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp (Trang 47 - 58)

3.1.1. Quan điểm thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên

3.1.1.1. Phát triển công nghiệp bền vững

Phát triển công nghiệp nói chung và việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng phải đảm bảo nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững quốc phòng, an ninh; phát triển thu hút nguồn lực từ bên ngoài lồng ghép với nguồn lực bên trong; tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, làm cho kinh tế đối ngoại phát triển liên tục, ổn định và bền vững. Ngoài ra, tỉnh còn có chủ trương phát triển công nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường, tách các KCN ra khỏi thành thị, quy hoạch theo từng cụm trọng điểm trong tỉnh.

3.1.1.2. Phát triển công nghiệp dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của tỉnh

Khai thác các thế mạnh của Hưng Yên về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến trình phân công và hợp tác quốc tế. Trước mắt, trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, trong giai đoạn đầu cần sử dụng nguồn vốn nước ngoài để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu từ nay đến năm 2020.

3.1.1.3. Phát triển theo xu hướng mở cửa, hội nhập của quốc gia và thế giới

Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế đối ngoại nói chung nhằm phát huy

nội lực, tranh thủ ngoại lực. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và các cơ chế chính sách phát huy lợi thế của tỉnh. Trong điều kiện cạnh tranh đầu tư ngày càng gay gắt và quyết liệt tỉnh cần vận dụng cao nhất cơ chế chính sách của trung ương, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động tạo các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài thích hợp. Tranh thủ phát triển kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ đầu tư và thương mại của các nước đang dành ưu đãi cho Việt Nam.

3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển

Tỉnh Hưng Yên xác định giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân trên 12,5%/ năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt từ 12 – 13,2%/ năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 dự kiến đạt trên 43,6 triệu đồng và đến năm 2020 dự kiến sẽ đạt trên 105 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2015 sẽ là dịch vụ 33% - công nghiệp, xây dựng 50% - nông nghiệp thuỷ sản 17,5% và đến năm 2020 sẽ đạt cơ cấu dịch vụ 37,8 – 39,2% - công nghiệp, xây dựng 50 - 51% - nông nghiệp thuỷ sản 10,5 – 11,2%.

Tạo nguồn lực mới để thúc đẩy tốc độ phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2010-2020 đã được phê duyệt. Tỉnh đang thực hiện kế hoạch phát triển các ngành phụ trợ để giúp cho công nghiệp phát triển, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật và công nhân đáp ứng cho ngành công nghiệp đang có tốc độ phát triển khá.

Đưa công tác vận động, thu hút và quản lý sử dụng các nguồn vốn đi vào nề nếp, có hiệu quả và đảm bảo tính phát triển nhanh và bền vững.Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để phát huy hiệu quả những dự án đã đầu tư từ nguồn vốn FDI, ODA… đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác chuẩn bị đầu tư và xây dựng, tạo điều kiện môi trường thông thoáng để các dự án đầu tư nước ngoài vào Hưng

Yên nhanh và hiệu quả hơn, gắn cơ chế thu hút, huy động và tăng cường quản lý nhằm sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Hưng Yên.

Phấn đấu đưa Hưng Yên thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020. Phát triển kinh tế đối ngoại huy động các tiềm năng trong tỉnh, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giải quyết các vấn đề xã hội tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

3.1.2.2. Mục tiêu vận động thời kỳ 2010 - 2020

Theo thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, trong giai đoạn từ năm 2005-2010, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là 176 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD. Hưng Yên phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân trên 12,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 12 - 13,2%/năm, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Mặt khác theo dự báo và tính toàn ban đầu thì tổng vốn đầu tư xã hội cần thiết vào năm 2020 khoảng 5,2 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm từ 12-14%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 72-74%, đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài chiếm từ 8-12%. Tuy nhiên nếu muốn xác định mục tiêu thu hút FDI đến năm 2020 là rất khó vì thực tế dù một nước nào hay tỉnh nào thì khả năng thu hút FDI đều phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án. Hay nói cách khác mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên đến năm 2020 sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án của năm 2020.

3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI

3.2.1. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực và chuẩn bị đầu tư chuẩn bị đầu tư

Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực để có căn cứ xây dựng các báo cáo kinh tế kỹ thuật có tính khả thi cao, từ đó có cơ sở cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Hưng Yên. Rà soát đánh giá lại các loại tài nguyên khoáng sản, nguồn lực có thể hợp tác đầu tư, chuẩn bị cho nhà đầu tư vào nghiên cứu các dự án đầu tư.

3.2.2. Tăng cường hoạt động đối ngoại để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

- Trong quá trình vận động, xúc tiến đầu tư, phải nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư, các đối tác mạnh có tầm cỡ quốc tế, quốc gia để thu hút các dự án lớn vào Hưng Yên tránh tình trạng thu hút đầu tư các dự án nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.

- Tăng cường hợp tác với các tổng công ty mạnh của cả nước, các công ty đa quốc gia nhằm vận động các tổng công ty và công ty đầu tư vào Hưng Yên.

-Tiếp tục quan hệ với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn trong nước để học tập và lôi kéo các công ty mạnh của các tỉnh mở rộng đầu tư vào Hưng Yên, có chính sách khuyến khích con em Hưng Yên về đầu tư tại tỉnh.

- Tăng cường quan hệ với các, Bộ, Ban, ngành trung ương (gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể) trong đó ưu tiên tập trung mở rộng quan hệ hợp tác chương trình xúc tiến vận động đầu tư qua các Vụ quan hệ quốc tế hoặc các ban quan hệ của các bộ ban ngành trung ương.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán các nước để tích cực vận động, xúc tiến các dự án đầu tư vào Hưng Yên.

- Tăng cường các cuộc hội thảo, các cuộc gặp mặt, tiếp xúc làm việc hoặc mời làm việc với các tổ chức kinh tế quốc tế, các đại sứ nước ngoài tại Hà Nội, các đại sứ Việt Nam tại nước ngoài nhằm giới thiệu về tỉnh Hưng Yên, nhu cầu đầu tư để tranh thủ các nước hỗ trợ vốn viện trợ , vốn đầu tư .

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp đối ngoại trong xúc tiến, vận động đầu tư với các đối tác đầu tư nước ngoài.

3.2.3. Cải thiện môi trường đầu tư

3.2.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phát triển kinh tế đối ngoại.

Đây là phần việc quan trọng nhằm làm cho cán bộ và nhân dân ta quán triệt quan điểm, tư tưởng về phát triển kinh tế đối ngoại theo tinh thần mở cửa và hội nhập, chống tư tưởng chủ quan nóng vội. Quán triệt cho cán bộ và nhân dân hiểu biết một cách đầy đủ đường lối đối ngoại và kinh tế của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, tích cực và có trách nhiệm tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, nhất là các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, ngoại tỉnh. Lấy thu hút ngoại lực thúc đẩy nội lực phát triển và ngược lại.

Vì vậy, cần phải có kế hoạch, nội dung, phương thức phù hợp để tuyên

truyền về kinh tế đối ngoại. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên về công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan phụ trách phương tiện thông tin phải thường xuyên có nội dung, chương trình tuyên truyền kịp thời về các đường lối cũng như hoạt động thực tiễn về kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh và huyện, có như vậy mới tạo ra được môi trường đầu tư thông thoáng, nhất quán ngay từ nhận thức tư tưởng.

3.2.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

- Với phương châm đúng trình tự theo luật định, thận trọng nhưng phải làm nhanh, tránh rườm rà, gây phiền hà sách nhiễu cho các nhà đầu tư. Đây là vấn đề nhà đầu tư rất quan tâm.

- Tăng cường kiểm tra theo dõi công việc thực thi cơ chế của UBND tỉnh đã ban hành. Kịp thời tham mưu giải quyết các khó khăn trong quá trình làm thủ tục, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và thu hút được vốn từ bên ngoài.

3.2.3.3. Tập trung làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án.

Giải phóng mặt bằng là một khâu yếu nhất thời gian vừa qua đã làm cho các dự án đầu tư chậm được triển khai và làm cho các nhà đầu tư chán nản. Do đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng cần được chính quyền các cấp tập trung giải quyết. Trước hết là việc lập và duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng phải được làm nhanh. Giá cả đền bù phải được tính toán thoả đáng phù hợp, nhằm đảm bảo lợi ích cho dân. Tinh thần giải phóng mặt bằng phải được chỉ đạo kiên quyết nhưng nên có cách làm thận trọng, phù hợp và kịp thời.

3.2.3.4. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng được hệ thống hạ tầng một cách đồng bộ, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình: Sân bay, cảng, giao thông vận tải, điện nước, viễn thông và các dịch vụ khác. Đây là yếu tố quan trọng nhất về môi trường đầu tư.

Trước hết, tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp tập trung, các khu du lịch, thương mại, nhất là hạ tầng khu công nghiệp. Coi đây là điều kiện quan trọng bậc nhất để có môi trường thuận lợi cho

nhà đầu tư vào Hưng Yên. Trong kế hoạch đầu tư, có chính sách huy động nguồn vốn để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp bằng nhiều phương thức.

+ Vay vốn ưu đãi: ODA hay vay nguồn vốn khác

+ Kêu gọi nhà đầu tư mạnh đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp tập trung. + Thu hồi đất các cơ quan xí nghiệp đang còn không sử dụng hoặc quy hoạch cho đấu giá lấy tiền xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp.

3.2.3.5. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư. xúc tiến đầu tư.

- Các trường kỹ thuật công nghiệp, trường nghiệp vụ giao thông vận tải và các cơ sở đào tạo nghề có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, chuẩn bị cho nhu cầu phát triển nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập đạt kết quả tốt.

- Tổ chức nâng cao năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ lãnh đạo, công chức làm nhiệm vụ vận động, xúc tiến đầu tư ở các Sở, ban, ngành và các huyện, thành, thị.

3.2.3.6. Tăng cường phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển. phát triển.

- Trước hết là ngành dịch vụ công phục vụ cho các dự án đầu tư như các dịch vụ tư vấn đào tạo, tư vấn pháp luật, các dịch vụ bưu chính viễn thông…

- Tiếp tục mở cơ chế chính sách, thái độ phục vụ ở các lĩnh vực : sân bay, bến cảng, cửa khẩu, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

3.2.3.7. Đảm bảo an ninh, trật tự cho các dự án vào đầu tư, làm ăn trong tỉnh.

Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra phải có chương trình kế hoạch. Trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền điều hành chăm lo tạo điều kiện cho các dự án phát triển.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu hút đầu tư

- Rà soát lại phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp để xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư có hiệu lực và hiệu quả, trước mắt là thực hiện tốt theo quyết định của UBND tỉnh.

- Tăng cường quản lý nhà nước sau cấp giấy phép đầu tư trên các lĩnh vực: Tuân thủ quy hoạch- kiến trúc xây dựng.

Tiến độ thực hiện.

Thực hiện bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu các Sở Xây dựng, Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Tài nguyên- Môi trường trên cơ sở chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp để thực hiện kiểm tra, giám sát việc đẩu tư các dự án lớn trên địa bàn tỉnh.

- Cân đối ngân sách cho công tác xúc tiến đầu tư. Các Sở Kế Hoạch và Đẩu tư và Tài chính có trách nhiệm ưu tiên cân đối ngân sách cho công tác xúc tiến đầu tư bao gồm cả việc lập hồ sơ các dự án chuẩn bị đầu tư để xây dựng các dự án có tính khả thi cao, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào nghiên cứu, khảo sát và thực hiện đầu tư. Tăng cường tổ chức và bộ máy cho 3 trung tâm xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại.

- Tăng cường chỉ đạo điều hành phục vụ công tác thu hút đầu tư.

- Các ngành, các cấp, các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ xúc tiến vận động đầu tư được phép chọn cán bộ, đào tạo nâng cao năng lực và có chính sách cho đối tượng này.

- Sáu tháng và cuối năm tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư vào Hưng Yên. Tổ chức làm việc với các dự án có quy mô và thu ngân sách lớn để xử lý những vấn đề vướng mắc của nhà đầu tư.

- Thuê hợp đồng tư vấn với một số cá nhân ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để làm công tác khai thác thông tinh từ các bộ ngành, các tổng công ty, làm nhiệm vụ giới thiệu về Hưng Yên và nhu cầu đầu tư tại Hưng Yên theo các đối tác trong và ngoài nước.

Công tác xúc tiến vận động thu hút đầu tư vào Hưng Yên thời kỳ 2005 - 2010 đã có nhiều khởi sắc, một số kết quả thu hút đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài bước đầu đã đóng góp một phần cho mục tiêu chuyển dịch cơ cầu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và đóng góp vào ngân sách cho tỉnh. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, so với tiềm năng thì còn nhiều hạn chế. Nhiệm vụ và phương hướng đẩy mạnh công tác xúc tiến vận động thu hút đầu tư 2010 – 2020 là nội dung cần tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Kết luận

Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển của tỉnh Hưng Yên, với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì việc thu hút và sử dụng FDI cho phát triển công

Một phần của tài liệu Hưng Yên - Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)