Nghiên cứu lượng tinh dầu hao hụt khi sử dụng để xử lý rác thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả cam, bưởi (citrus) và ứng dụng xử lý rác thải xốp (Trang 65 - 67)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.3.1.Nghiên cứu lượng tinh dầu hao hụt khi sử dụng để xử lý rác thả

Kết quả thí nghiệm về khả năng xử lý xốp của tinh dầu cam, bưởi được thể hiện trong bảng 3.5 đã khẳng định rằng tinh dầu có khả năng xử lý xốp tương đối tốt - một loại vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện thường. Ta tiến hành thí nghiệm để biết được lượng tinh dầu cần thiết để sử dụng khi xử lý 10 g rác thải xốp và thu hồi lượng tinh dầu còn lại như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.

+ Dụng cụ: Cân, đèn cồn, hệ thống làm lạnh dịch ngưng, giá đỡ, bình tam giác…

+ Nguyên liệu: Xốp thải, tinh dầu cam, nước.

Các bước tiến hành:

Bƣớc 1: Cân 10g xốp và cho vào bình tam giác và sử dụng 20ml tinh dầu

cam để xử lý chúng. Cho thêm vào hỗn hợp 50ml nước.

Bƣớc 2: Lắp đặt hệ thống thí nghiệm thu hồi lượng tinh dầu cam sau khi

đã xử lý xốp thải.

Bƣớc 3: Sử dụng đèn cồn đun hỗn hợp tinh dầu cam, xốp và nước. Khi

bắt dầu thí nghiệm chú ý hơ đều toàn bộ bình tam giác để trong quá trình đun bình tam giác không bị rạn, nứt. Đun với nhiệt độ vừa phải để tránh hỗn hợp trào nên hệ thống làm lạnh.

Bƣớc 4: Khi hỗn hợp bắt đầu sôi, mở van cho nước đi qua hệ thống làm

lạnh để thu hồi hỗn hợp tinh dầu, nước. Để kiểm tra đã kết thúc thí nghiệm chưa có thể nhỏ dịch ngưng vào một cốc đựng nước, nếu thấy không còn váng dầu nữa thì thí nghiệm kết thúc.

Bƣớc 5: Tách tinh dầu ra khỏi hỗn hợp và đo thể tích tinh dầu thu được.

Kết quả thí nghiệm.

Thể tích tinh dầu thu được khi tiến hành thí nghiệm được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8. Kết quả thí nghiệm chƣng cất thu hồi tinh dầu cam, bƣởi sau xử lý rác thải xốp TT Chỉ số khảo nghiệm ĐV tính Tinh dầu Cam Tinh dầu Bƣởi 1 Khối lượng xốp g 10 10 2 Thể tích tinh dầu sử dụng ml 20 20

3 Lượng nước cho vào ml 50 50

4 Thời gian sôi phút 12 12

5 Thời gian kết thúc thí nghiệm phút 60 60

6 Lượng tinh dầu thu được. ml 19,12 19,12

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2013) Từ bảng số liệu trên ta thấy:

+ Khi sử dụng 20ml tinh dầu cam, bưởi để xử lý 10g xốp, sau đó làm thí nghiệm thu hồi lượng tinh dầu đó thì thể tích tinh dầu thu được mang lại kết rất khả quan. Hiệu suất thu hồi là rất cao khoảng 95%.

+ Kết quả thí nghiệm cũng đã chứng minh được rằng bản chất của quá trình xử lý xốp của tinh dầu cam, bưởi là sự hòa tan về mặt vật lý thông thường mà không có bất cứ một phản ứng hóa học nào xảy ra. Vì sau khi cho 20ml tinh dầu cam, bưởi để xử lý 10g xốp và tiến hành thí nghiệm như trên chúng ta gần như thu lại hoàn toàn lượng tinh dầu đó. Giả sử rằng nếu có bất kỳ một phản ứng hóa học nào xảy ra thì chúng ta không thể thu lại được một lượng thể tích tinh dầu cao như vậy.

+ Thí nghiệm về thu hồi tinh dầu cam, bưởi sau khi xử lý xốp trên cũng đã làm tăng tính khả thi của đề tài. Tôi đã tái sử dụng tinh dầu thu được làm thí nghiệm để xử lý xốp. Thí nghiệm được thực hiện tương tự với số công thức và số lần nhắc lại như ban đầu. Kết quả cho thấy thời gian và hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xử lý xốp của tinh dầu thu hồi hoàn toàn không có sự thay đổi nào. Theo kết quả trên ta có thể tiết kiệm được tới 95% lượng tinh dầu khi xử lý xốp, đồng nghĩa với việc chỉ hao hụt khoảng 5% tinh dầu cho việc hòa tan hoàn toàn một khối lượng xốp nhất định. Vì vậy, sử dụng tinh dầu để xử lý xốp phế thải thay thế cho acetone đã mở ra một một hướng đi mới đầy triển vọng trong lĩnh vực môi trường bởi hiệu quả xử lý xốp cao, tiết kiệm, có thể tái thu hồi, đặc biệt là không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả cam, bưởi (citrus) và ứng dụng xử lý rác thải xốp (Trang 65 - 67)