4. Ý nghĩa của luận văn
3.1.3. Xác định các tính chất lý – hóa của tinh dầu và thành phần hóa học
3.1.3.1. Các tính chất lý – hóa của tinh dầu cam, bưởi
Lượng tinh dầu sau khi chưng cất và làm khan được đem xác định các hằng số lý- hóa như sau:
- Xác định tỷ trọng ở 26oC (d26): phương pháp khối lượng, dùng bình đo tỷ trọng
- Xác định chỉ số acid (IA), chỉ số ester (IE) và chỉ số xà phòng hóa (IS) : phương pháp chuẩn độ ta có kết quả như sau:
Bảng 3.3. Các chỉ số lý - hóa của tinh dầu đƣợc thu hồi sau khi chƣng cất và làm khan
Các chỉ số lý hóa Tinh dầu
Từ vỏ cam Từ vỏ bƣởi Tỷ trọng ở 26oC (d26) 0,834 0,8296 Acid (IA) 0,5003 0 Chỉ số xà phòng hóa 0,22 8,52 Ester (IE) 0,11 8,52
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2013)
Theo nghiên cứu thì các hằng số lý – hóa trên sẽ thay đổi khi có điều kiện canh tác, khí hậu, thời tiết khác nhau. Qua các chỉ số lý hóa có thể đánh giá được sơ bộ chất lượng tinh dầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3.2. Thành phần hóa học của tinh dầu cam, bưởi
Phương pháp phân tích: Phép phân tích sử dụng phương pháp sắc ký khí nối ghép khối phổ để xác định thành phần các chất trong mẫu.
Bảng 3.4. Kết quả phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi, cam
TT Tên hợp chất Tỷ lệ % trong
tinh dầu cam
Tỷ lệ % trong tinh dầu bƣởi
1 Thujene <a-> 0 0,15 2 Pinene <a-> 0,93 1,35 3 Sabinene 0,17 0,26 4 Pinene <b-> 0 1,14 5 Myrcene 2,97 9,12 6 Phellandrene <a-> 0,12 1.21 7 Tepinene <a-> 0,34 0,16 8 Cymene <o-> 0 1,00 9 Limonene 94,22 74,05 10 Phellandrene<b-> 0 2,98 11 Ocimene<(E-b-> 0 0,25 12 Tepinene <g-> 0 4,94
13 Linalool oxide <trans->(furanoid) 0 0,60 14 Linalool oxide <cis->(furanoid) 0 0,31
15 Terpinolene 0 0,33 16 Linalool 0,25 0,33 17 Terpinen-4-ol 0,13 0,30 18 Terpineol<a-> 0 0,56 19 Caveol <trans-> 0 0,12 20 Neron 0 0,16 21 Geraniol 0 0,18 22 Germacrene D 0 0,50 23 Decanal 0,14 0 24 Terpineol 0,49 0 25 Otanol<n-> 0,23 0 Tổng 99,99 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dựa vào kết quả trong bảng phân tích thành phần hóa học của tinh dầu bưởi ta thấy:
- Trong tinh dầu bưởi có chứa 22 thành phần khác nhau như: Pinene<a- >, Sabinene, Myrcene, Limonene…
- Trong đó, Limonene là chất có thành phần phần trăm lớn nhất nó chiếm tới 74,05%,
- Chất chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Myrcene với 9,12% và Phellandrene<b-> với 2,98%.
- Caveol<trans-> là thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tinh dầu và đạt 0,12%.
Dựa vào kết quả trong bảng phân tích thành phần hóa học của tinh dầu cam ta thấy:
Trong tinh dầu cam có chứa khoảng 11 thành phần hóa học và tiêu biểu là : Pinene<a->, Sabinene, Myrcene, Limonene…
- Trong tinh dầu cam, hàm lượng Limonene chiếm tỷ lệ phần trăm cao và đạt tới 94,22%.
- Chất có hàm lượng cao thứ 2 là Myrcene và chiếm tỷ lệ 2,97%.
- Chất có hàm lượng nhỏ nhất trong tinh dầu là Phellandrene <a-> và chiếm 0,12%.
- Kết quả phân tích đã chứng minh được rằng Limonene có trong tinh dầu cam, bưởi là thành phần để xử lý xốp.
Hàm lượng Limonene trong tinh dầu cam tỷ lệ phần trăm cao hơn chiếm 94,22%, hàm lượng này trong tinh dầu bưởi chiếm 74,05%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đặc điểm của một số thành phần trong tinh dầu cam, bưởi
Limonene: là một chất lỏng không màu, mùi giống mùi chanh, hòa tan tốt
trong các dung môi hữu cơ không có cực, có công thức hóa học là C10H16. Trong thiên nhiên limonene tồn tại ở ba dạng đồng phân quang học là d, l, dl - limômen. Limonene có trọng lượng riêng 0,84g/cm3
. Khối lượng phân tử là 136,24 g/mol; nhiệt độ nóng chảy là -99,50C; nhiệt độ sôi là 177,60
C. Limonene được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm, nước hoa, dung môi cho các mục đích làm sạch, chẳng hạn như việc loại bỏ dầu từ các bộ phận máy và làm nhiên liệu sinh học, ngoài ra con được ứng dụng trong y học. [19]
Hình 3.2. Công thức cấu tạo của Limonene
Thujene (C10H16) tên danh pháp là: 1-isopropyl-4-methylbicyclo [3.1.0] hex-3-ene. Là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được phân loại như một monoterpene. Nó được tìm thấy trong các loại tinh dầu của một loạt các nhà máy, và góp phần tạo nên vị cay của một số loại thảo mộc.
Pinen (C10H16) tên danh pháp là: (1S, 5S)-2,6,6-Trimethylbicyclo [3.1.1] hept-2-ene ((-)-α-pinen) là một hợp chất hóa học. Có hai cấu trúc đồng phân tìm thấy trong tự nhiên là: α-pinen và β-pinen . Pinen là thành phần quan trọng có trong cây thông nhựa, nó cũng được tìm thấy trong nhựa của nhiều loài cây lá kim và cây bụi. Pinen đóng vai trò quan trọng tạo nên mùi hương đặc trưng có trong nhiều loại nước hoa [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3. Công thức cấu tạo của α- pinene và β- pinene
Sabinene có tên gọi là: 4-methylene-1-(1-metyletyl) bicyclo [3.1.0]
hexane, là một hợp chất tự nhiên với công thức phân tử C10H16. Nó được phân lập từ một số loại tinh dầu. Sabinene là một trong những hợp chất hóa học góp phần vào vị cay của haạt tiêu đen. Nó cũng xuất hiện trong dầu cây trà ở nồng độ thấp.
Myrcene hoặc β-myrcene (7-Methyl-3-methylene-1,6-octadiene), là một hợp chất hữu cơ tự nhiên. Nó được phân loại như là một hydrocarbon, chính xác hơn là một monoterpene. Tecpen là nhị trùng của isoprene, và myrcene là một trong những chất quan trọng nhất. Nó là một thành phần của tinh dầu của một số loài cây như cần sa, húng tây hoang dã, rau mùi tây. Nó được sản xuất chủ yếu là bán tổng hợp từ myrcia. Nó là một chất trung gian quan trọng trong việc sản xuất một số loại nước hoa. [20]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.4. Công thức cấu tạo của Myrcene
Phellandrene là tên của một hợp chất hữu cơ. Có 2 cấu trúc đồng phân
với các tính chất hóa học tương tự nhau là: α- Phellandrene và β- phellandrene. Cả hai đều không tan trong nước. α-Phellandrene được đặt theo tên Eucalyptus phellandra, nó là một thành phần của tinh dầu cây bạch đàn. β-Phellandrene đã được phân lập từ dầu Thì Là nước và nhựa Canada dầu. Các phellandrenes được sử dụng trong nước hoa vì mùi hương dễ chịu của họ. Mùi của β-phellandrene được mô tả là có vị cay của bạc hà và hơi cam quýt.
Terpinenes là đồng phân hydrocacboncủa tecpen. Nó được phân lập từ cây Bạch đậu khấu, cây kinh giới dầu và từ các nguồn tự nhiên khác. Các monoterpene α-terpinene được sử dụng như một hợp chất thơm và có mặt trong các loại tinh dầu khác nhau.[21]
Linalool là chất được tìm thấy trong nhiều loài hoa và gia vị thực vật.
Nó có nhiều ứng dụng trong thương mại vì nó có mùi hương dễ chịu. Một số tên khác của Linalool như β-linalool, linalyl rượu, linaloyl oxit, p -linalool, allo-ocimenol và 2,6-dimethyl-2,7-octadien-6-ol. (C10H18O) 3,7-dimethylocta- 1,6-dien-3-ol. Linalool được sử dụng như một hương thơm trong 60-80% các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm và chất tẩy rửa bao gồm: Xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Beta-pinen(β-pinen),(6,6-Dimethyl-2-methylenebicyclo [3.1.1] heptan)
là một một hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thực vật. Đây là một trong hai đồng phân của pinen α-pinen. Nó là một chất lỏng, hòa tan trong rượu nhưng không hòa tan trong nước.
Ocimene là monoterpene được tìm thấy trong nhiều loại cây và hoa
quả. α-ocimene và β-ocimenes là hai cấu trúc đồng phân khác nhau về vị trí của các liên kết đôi bị cô lập: đó là thiết bị đầu cuối trong đồng phân alpha. α- ocimene là 3,7-dimethyl-1,3,7-octatriene. β-ocimene là 3,7-dimethyl-1,3,6- octatriene. Các ocimenes thường được tìm thấy trong tự nhiên và nó có mùi dầu dễ chịu vì vậy chúng được sử dụng trong nghành điều chế nước hoa.
Terpinolen là một terpen hidrocarbon, sánh như dầu, có mùi thơm dễ
chịu, được sử dụng trong hương liệu. là tiền chất quan trọng cho sự tổng hợp terpineol, ngoài ra terpinolen còn được dùng làm chất cắt đứt nối trong các phản ứng polimer hóa dạng lỏng.
Caveol: có công thức phân tử là C10H14O, có hai đồng phân chính là 2- methyl-5-(propan-2-yl)phenol và 5-methyl-2-(propan-2-yl)phenol. Phân tử gam: 150,217 g/mol; nhiệt độ nóng chảy: 10
C và nhiệt độ sôi là 237,70C. Là một phenol monoterpenoid, có tính hăng, vị ấm áp và mùi của rau oreganopizza. Ít tan trong nước, tan trong etanol, cacbon tereclorua, axeton.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cynmene: có tên gọi khác là 1-methyl1-4(propan-2-yl)benzene, phân tử
gam là 134,21 g/mol; nhiệt độ sôi là 1770C; nhiệt độ nóng chảy là – 680
C. Là chất không màu, không tan trong nước, nhưng tan trong etanol và ete.
Hinh 3.6.Công thức cấu tạo của Cymene
Terpinen-4-ol: công thức phân tử là C10H16, tên gọi là 1-methyl-4-
(propan-2-yl)cyclohexa-1,4-diene; có khối lượng phân tử 136,24 g/mol; nhiệt độ nóng chảy 60-610C; nhiệt độ sôi: 173,5 -174,80
C
Hình 3.7. Công thức cấu tạo của Terpine