4. Dự báo thị trường trái phiếu trong năm
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TRỰC TRẠNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Giai đoạn trước năm 2006 :
Sau khi chính phủ ban hành nghị định số 120/1994/NĐ-CP ngày 17/09/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DNNN, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên trên thực tế số lượng doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu còn rất ít, diều này cho thấy kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu tỏ ra còn quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Công ty xi măng Hoàng Thạch và Nhà máy xi măng Anh Sơn là hai đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện nghị định 120/1994/NĐ-CP. Trong năm 1994, công ty xi măng Hoàng Thạch đã phát hành 44,45 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 04 năm, Nhà máy xi măng Anh Sơn phát hành 7,7 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 03 năm và 05 năm. Năm 1997, đề án phát hành trái phiếu của công ty Thép Miền Nam được Bộ tài chính phê duyệt với khối lượng huy động dự kiến là 9,2 tỷ đồng, thời hạn trái phiếu từ 25 đến 30 năm, lãi suất công bố hàng năm và được tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng mua trái phiếu này phần lớn là cán bộ nhân viên của công ty.
Trong thời gian này có rất ít các công ty cổ phần phát hành trái phiếu, mãi tới năm 1996 Công ty cổ phần cơ điện lạnh ( REE) đã phát hành trái phiếu chuyển đổi ngày 01/07/1996 với tổng mệnh giá là 5 triệu USD được chuyển đổi thành cổ phiếu vào năm 1998 theo hệ số chuyển đổi đã được xác định trước. Năm 2001, công ty cổ phần công nghệ thông tin cũng đã phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá 10 43
tỷ đồng, thời hạn 03 năm và được chuyển đổi vào năm 2004 với hệ số chuyển đổi được xác định trước. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, cà nước có thêm 1 số công ty thực hiện phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn như : Công ty tài chính dầu khí phát hành 300 tỷ đồng ( 2003), Tổng công ty xi măng phát hành 200 tỷ đồng (2003), Công ty tài chính tàu thủy phát hành 50 tỷ đồng (2004), Công ty tài chính cao su phát hành 300 tỷ đồng (2004). Năm 2005, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá là 1.000 tỷ đồng. Tông công ty điện lực Việt Nam và tổng công ty Sông Đà phát hành trái phiếu với cùng tổng giá trị là 200 tỷ đồng. Cũng trong năm 2005, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã phát hành thành công 1.375 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong thời gian 07 năm. Kết thúc giai đoạn này, Công ty tài chính dầu khí PVFC đã trở thành đơn vị “khóa số” nghị định 120/1994/NĐ-CP trong tháng 06/2006 với tổng giá trị trái phiếu phát hành ra thị trường đạt 700 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn trước 2006, dù Nhà nước đã ban hành các quy định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng trên thực tế phương thức này vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn này còn rất sơ khai. Tổng giá trị trái phiếu lưu hành trên thị trường trong năm 2005 chỉ đạt 110 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,48% toàn thị trường và 0,2% GDP. Tuy nhiên, sự ra đời của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bước đầu mở ra và giúp cho các doanh nghiệp làm quen với một kênh huy động vốn mới nhiều tiện ích, là tiền đề để xây dựng và từng bước hoàn thiện thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng trong những giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn từ năm 2006 đến 06 tháng đầu năm 2014 :
Năm 2006, sự ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Chủ thể phát hành trái phiếu được mở rộng hơn, không chỉ có DNNN như trước đây, mà bao gồm cả Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều kiện để phát hành cũng thoáng hơn nhiều.
Tổng giá trị trái phiếu phát hành trong năm 2006 lên đến khoảng 22.000 tỷ đồng trong đó Tổng công ty điện lực Việt Nam là 6.000 tỷ đồng, Vinashine là 2.600 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà là 260 tỷ đồng, Công ty tài chính dầu khí là 365 tỷ đồng, công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM huy động được 131,5 tỷ đồng, Công ty cổ phần May Nhà Bè là 36 tỷ đồng….
Năm 2007, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng doanh nghiệp lẫn giá trị trái phiếu phát hành. Số lượng doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu trong năm 2007 là khoảng 27 doanh nghiệp. Trong số này, một số doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với quy mô khá lớn như : Vinashine ( 8.000 tỷ đồng), Công ty tài chính dầu khí (1.000 tỷ đồng), Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng (Vinaconex) 1.000 tỷ đồng, Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam Vinacomin (1.500 tỷ đồng), Lilama ( 1.500 tỷ đồng), Tổng công ty thương mại Sài Gòn – Satra ( 1.000 tỷ đồng).
Mặc dù trong năm 2008, thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 44
nói riêng không tránh khỏi ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nhưng xét trên tổng thể thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn có những bước phát triển nhất định. Trong năm 2008, đã có một số doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn. Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín đã thực hiện 02 đợt phát hành trái phiếu vào tháng 2 và 03/2008 với tổng mệnh giá cả 02 đợt là 850 tỷ đồng. Tiếp nối thành công trong năm 2007, Công ty cổ phần Vincom cũng đã công bố phát hành thành công trái phiếu trong tháng 04/2008 với tổng mệnh giá là 2.000 tỷ đồng. Trong năm 2008 có 2 gương mặt mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl ( tháng 05/2008) và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ( tháng 09/2008). Hai công ty này đã chính thức gia nhập thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng cách phát hành ra thị trường 1.000 tỷ đồng trái phiếu mỗi công ty trong năm 2008. Bên cạnh đó, một số DNNN cũng đã huy động được được vốn từ thị trường TPDN trong năm 2008 như : Công ty tài chính dầu khí PVFC ( 1.500 tỷ đồng), Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin ( 650 tỷ đồng). Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam ( VEC) được chính phủ bảo lãnh cũng đã phát hành trái phiếu đạt 28% so với kế hoạch đề ra trong năm 2008.
Tiếp đà phát triển, năm 2009, trên thị trường có khoảng 39 giao dịch phát hành TPDN với tổng khối lượng vốn huy động được đạt gần 30.000 tỷ đồng. Đến năm 2010 có 45 giao dịch phát hành với tổng vốn huy động đạt gần 45.500 tỷ đồng.
Năm 2011, tổng khối lượng phát hành TPDN đạt trên 6.000 tỷ đồng, giảm 10% tổng giá trị phát hành năm 2010. Phần lớn các tổ chức phát hành là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng trái phiếu như sản phẩm thay thế cho khoản vay và người mua là tổ chức tín dụng không chào bán ra thị trường. Hoạt động trầm lắng của thị trường TPDN trong năm 2011 là do Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và từ đó làm hạn chế khả năng phát hành trái phiếu. Hơn nữa trong năm 2011 hàng loạt quy định mới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động phát hành TPDN được đưa ra cũng là yếu tố hạn chế lượng trái phiếu phát hành.
Năm 2012, do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện, nhưng doanh nghiệp lại khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn tới kênh huy động vốn bằng phát hành TPDN. Thị trường trong nước, tổng khối lượng phát hành thực tế đạt được là 16.144 tỷ đồng.
Năm 2013, được coi là năm “được mùa” của TPDN. Số liệu thống kê công bố ngày 10/1/2014 của Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính cho thấy, 34.412 tỷ đồng TPDN đã được phát hành trong năm 2013. Tính theo dư nợ trên GDP, tỷ lệ dư nợ TPDN/GDP của năm 2013 đạt 2,65%, cao hơn so với tỷ lệ 1,95% của năm 2012.
Có thể điểm tên những DN thành công nhất trong phát hành TPDN năm 2013 là Công ty cổ phần tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group phát hành 7.600 tỉ đồng), Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Nguồn: Đầu tư chứng khoán
Trên thực tế, những con số trên đây chưa phải thống kê đầy đủ về thị trường trái phiếu công ty bởi trên thị trường còn có những đợt phát hành riêng lẻ của các DN cho tổ chức tín dụng và mua bán trái phiếu giữa các DN không được công bố.
TPDN được coi là “điểm nóng” trong năm qua vì đây là kênh huy động vốn hữu dụng bên cạnh các công cụ vay qua kênh tín dụng truyền thống. Theo các chuyên gia kinh tế, phát hành TPDN không làm pha loãng lợi ích cổ đông, ngược lại giúp DN chủ động hơn về nguồn vốn và lãi suất, do lãi suất TP thường xác định trước.
So với vay ngân hàng, huy động vốn qua TPDN có một số ưu điểm như không cần có tài sản thế chấp. DN được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không có sự giám sát của ngân hàng. DN chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm và chỉ trả gốc vào cuối kỳ. Lãi suất TPDN không bị khống chế bởi trần lãi suất nên có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư…
Trong khi đó, với tín dụng truyền thống, DN phải trả cả lãi và một phần gốc khoản nợ hàng kỳ. Ưu điểm trên giúp nhiều DN đang ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, dòng tiền thu về chưa có, sẽ ưu tiên công cụ huy động vốn trái phiếu.
Về phía các nhà đầu tư, lãi suất được coi là một trong những yếu tố hấp dẫn, khiến họ đầu tư mạnh tay hơn vào TPDN. Trên thực tế, TPDN đã trở thành kênh đầu tư có lợi suất trên danh nghĩa cao nhất trong năm vừa qua. Lãi suất phát hành cho năm đầu tiên của các DN sản xuất lớn vào khoảng 11-12%/năm và biên lãi suất khoảng 3-3,5%/năm. Lãi suất phát hành của các DN rủi ro cao hơn như bất động sản có thể 46
lên tới 14%/năm.
Đặc biệt, TPDN thời gian gần đây rất được các ngân hàng quan tâm. Theo ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc Khối Ngân hàng đầu tư, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) thì dù lãi suất TPDN đã có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng thực tế, các ngân hàng vẫn tìm đến TPDN. Nguyên do là bởi đây là loại tài sản không tốn nhiều chi phí giám sát như kênh tín dụng truyền thống; lãi suất TPDN vẫn cao hơn lãi suất tín dụng truyền thống khoảng 3 - 3,5%/năm.
Ngoài ra, ngân hàng khi tham gia đầu tư TPDN sẽ được hưởng những giá trị gia tăng nhất định, ví dụ DN đó mở tài khoản tiền gửi thu về từ hoạt động kinh doanh, đầu tư dự án tại ngân hàng để ngân hàng kiểm soát dòng tiền trả nợ, qua đó ngân hàng có thể cung ứng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng phi tín dụng khác cho DN là tổ chức phát hành trái phiếu.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 6 tháng đầu năm 2014 diễn ra khá sôi động. Các doanh nghiệp - gồm 6 doanh nghiệp lớn và 1 doanh nghiệp nhỏ - đã vay được gần 15.000 tỉ đồng bằng phát hành trái phiếu trong nửa đầu năm nay. Số vốn này đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2013. Thực tế này trái hẳn với dự đoán trước đó của các chuyên gia trong ngành. Hồi đầu năm nay, một loạt dự báo cho rằng, kênh trái phiếu doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt do lãi suất cho vay giảm, khiến lợi nhuận của kênh đầu tư này cũng ngày càng giảm theo. Thêm vào đó, “việc tìm doanh nghiệp tốt để cho vay càng trở nên khó hơn vì tài sản để đem thế chấp của doanh nghiệp đã cạn dần”, giám đốc của một đơn vị tư vấn
sắp xếp vốn trái phiếu nói.
Thế nhưng, ngân hàng không giảm đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Các ngân hàng chấp nhận đầu tư
với lợi nhuận thấp hơn.
Biên lãi suất của các đợt phát hành - yếu tố để ước lượng lợi nhuận các ngân hàng sẽ thu về - đã hẹp lại 50 - 100 điểm so với chỉ trong 6 tháng đầu năm (tại mỗi kỳ thanh toán trong tương lai, biên lãi suất được cộng với lãi suất tiền gửi 12 tháng tham chiếu của kỳ thanh toán đó để tính ra lãi suất phải trả cho kỳ đó). Biên lãi suất đợt phát hành trái phiếu 5 năm ngày 27.6 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin) chỉ 2,75%/năm - giảm 55 điểm so với đợt phát hành tháng 9.2013. Kỳ hạn của các đợt phát hành cũng kéo dài, chủ yếu sang kỳ hạn 5 năm, một số doanh nghiệp thậm chí đã chào bán sang kỳ hạn 7 năm, mặc dù không thành công. Kỳ hạn dài cũng một phần phản ánh việc ngân hàng chấp nhận ưu đãi hơn cho doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp luôn muốn vay với kỳ hạn dài, tránh áp lực trả nợ đến hạn. Chỉ năm ngoái, các ngân hàng vẫn mua trái phiếu phần lớn có kỳ hạn 3 năm, do lo
ngại những biến động khó đoán trong dài hạn.
Những doanh nghiệp phát hành nửa đầu năm vẫn phần lớn là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản: CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) phát hành 650 tỉ đồng, Hoàng Anh Gia Lai phát hành 2 đợt với giá trị tổng cộng 1.650 tỉ đồng, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển xây dựng (DIG) phát hành 1.000 tỉ đồng. Cả 4 đợt phát hành này đều là thương vụ giữa 1 doanh nghiệp phát hành và 1 ngân hàng mua toàn bộ.
Nhu cầu phát hành trong các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất lớn suốt nửa đầu năm nay, do nhu cầu tái cấu trúc tài chính - giảm áp lực nợ đến hạn và vay các khoản mới giá rẻ để giảm chi phí tài chính - trong khối doanh nghiệp này vẫn rất lớn. Ngoài các doanh nghiệp đã phát hành thành công trên, có ít nhất 2 doanh nghiệp khác đã chào bán trong cùng thời gian này nhưng không hoặc chưa có kết quả. Trong số đó, Ocean Group sau khi đưa ra kế hoạch 980 tỉ đồng hồi tháng 4 cũng đã phải hủy đợt phát hành trong thời gian vừa rồi, với nguyên nhân đưa ra là tình hình thị trường không thuận lợi. Tuy nhiên, về mặt giá trị, hai doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác tài nguyên là Công ty TNHH MTV Thương mại và Công ty Đầu tư Thái nguyên (TNTI) thuộc Tập đoàn Masan và Vinacomin lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, với giá trị lần lượt là 6.800 tỉ đồng và 3.000 tỉ đồng. Hai đợt phát hành này có nhiều nhà đầu tư tham gia, thay vì các đợt phát hành khác vẫn chủ yếu là một nhà đầu tư mua toàn bộ.
Dự báo trong thời gian tới, thị trường TPDN sẽ sôi động hơn trong 6 tháng cuối năm 2014, nhờ nguồn cung được dự báo sẽ gia tăng, khi các DN phát hành (đặc biệt là khối DN cổ phần) đã hoàn tất các thủ tục nội bộ và sẵn sàng các điều kiện phát hành theo quy định của pháp luật. Song song với đó, nhu cầu mua TPDN cũng được dự báo duy trì tốt (với kỳ vọng tín dụng tuy có cải thiện nhưng ở mức thấp), đặc biệt là trong giai đoạn quý 3/2014.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong 2 năm 2013 và đến 6 tháng đầu năm 2014:
Theo số liệu của Vụ Tài chính - Ngân hàng thuộc Bộ Tài chính, năm 2013 đã có khoảng 33.600 tỷ đồng