Thị trường thứ cấp

Một phần của tài liệu Tiểu luận thị trường tài chính Thực trạng thị trường trái phiểu Việt Nam (Trang 36 - 40)

3. Một số biểu đồ về tình hình thị trường TPCP 6T2014: 1 Thị trường sơ cấp

3.2 Thị trường thứ cấp

Quý 2/2014 đã trôi qua với nhiều biến động với mức giao dịch cao kỷ lục, đạt 220.247 tỷ đồng (+37,85% qoq, +43,87% yoy). Trong đó, 58,87% (128.666 tỷ đồng) đến từ việc mua bán trái phiếu (outright) và 41,13% (90.581 tỷ đồng) từ hoạt động mua lại (repo). Nhìn chung, thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng rất nhanh qua những đợt phát hành lớn gần đây. Do đó, việc khối lượng giao dịch tăng cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch khổng lồ trong quý 2 hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của thị trường. Đối với hoạt động mua bán trái phiếu (outright), tổng khối lượng giao dịch tăng đột biến do những căng thẳng từ biển Đông. Cụ thể, những thông tin từ biển Đông đã khiến khối ngoại bán tháo trong tháng 5, đẩy lợi suất trái phiếu lên cao và tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư khác trên thị trường. Tình hình dịu dần trong tháng 6 khi khối ngoại lấy lại được niềm tin và mua ròng trở lại. Hơn nữa, bế tắc tín dụng và việc hạ 36

lãi suất huy động cũng khiến các tổ chức tín dụng tích cực tham gia thị trường.

Đối với hoạt động mua lại (repo), khối lượng giao dịch cũng lớn nhất từ trước tới nay, tăng 103,54% so với quý trước. Như đã đề cập, các thành viên thị trường tận dụng hoạt động này để tham gia giao dịch. Hơn nữa, tỉ trọng cao của hoạt động này (41,13%) cũng cho thấy sự linh động và đa dạng của các tổ chức

trong hoạt động đầu tư thời gian qua.

Khối ngoại mua ròng 3.151 tỷ đồng trong tháng 6. Cụ thể, họ mua ròng 2.584 tỷ đồng, 464 tỷ đồng và 101 tỷ đồng đối với các kỳ hạn <2Y, 3Y-5Y và 10Y. Sau khi bán mạnh trong tháng 5 do tình hình căng thẳng biển đông, khối ngoại đã mua ròng trở lại. Như đã nói, nỗ lực của Chính Phủ trong việc ổn định thị trường, cũng như đánh giá “ổn định” từ Moody’s và S&P đã đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại niềm tin của khối ngoại. Cùng với sự sôi động của thi trường hiện nay, khối ngoại vẫn sẽ là thành phần quan trọng và có tầm ảnh hưởng trên thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu có sự phân hóa giữa các kỳ hạn, có thể sẽ giảm nhẹ trong quý 3 và đi ngang trong quý 4

Vào nửa cuối năm, chúng tôi lưu ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến biến động lãi suất như sau. (1) CPI có thể giảm từ 4,98% y-o-y trong tháng 6 về 4,5% y-o-y trong quý 3 và tăng lên 4,6%-4,7% y-o-y trong quý 4, điều này có thể sẽ đặt nền tảng cho xu hướng giảm của lợi suất. (2) Việc hạ lãi suất huy động có thể sẽ hỗ trợ các tổ chức tín dụng tích cực đầu tư trái phiếu. (3) Tín dụng sẽ không có nhiều chuyển biến đáng kể cho đến cuối năm. (4) 62.969 tỷ đồng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm nhiều khả năng sẽ được tái đầu tư. Sau khi cân nhắc đến các yếu tố liên quan, lợi suất trái phiếu có thể

sẽ giảm nhẹ trong quý 3 và đi ngang trong quý 4.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thị trường tài chính Thực trạng thị trường trái phiểu Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w