3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía
3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần mía đường
lượng cao
* Sản xuất kinh doanh qua các năm ko ngừng cải thiện và phát triển : - Doanh số năm 2007 đạt 1500 tỷ đồng, tăng 82,3% so với năm 2006 - Nộp ngân sách nhà nước 90 tỷ đồng, đạt 102% so với năm 2006
- Thu nhập đời sống công nhân từ 1,1 triệu đồng/người/năm ( năm 2006 ) lên 2,4 triệu đồng/người/năm (2007) và năm 2008 ước đạt 2,7 triệu đồng/người/năm.
* Các chi phí được tiết kiệm đáng kể, vòng quay vốn tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, dư nợ ngân hàng giảm; đời sống người lao động không ngừng được cải thiện
* Tiếp tục nghiên cứu các giống mía mới với hàm lượng đường cao, đầu tư ứng trước cho nông dân 25 tỷ đồng hỗ trợ bà con trong việc canh tác sãn xuất.
3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đườngHòa Bình. Hòa Bình.
3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần mía đường HòaBình Bình
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi doanh nghiệp, là hoạt động không thể thiếu và liên quan đến nhiều vấn đề trong doanh nghiệp. Ngành Đường cũng là một nghành bị ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài tác động và cần có những biện pháp phù hợp để
Phòng thị trường
có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh găy gắt như hiện nay. Công tác nghiên cứu thị trường cũng đã được công ty quan tâm vì vậy công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã lập ra một phòng thị trường chuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào cho công ty. Việc nghiên cứu thị trường của công ty có những đặc điểm sau
- Nghiên cứu cung về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh: Cung của hàng hóa luôn là yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp quyết định có tham gia vào thị trường hay không. Bắt đầu hoạt động cách đây gần 20 năm, thời gian trước doanh nghiệp không cần lo đến việc nghiên cứu thị trường vì đầu ra của doanh nghiệp đã được định sẵn. Thời gian trở lại đây doanh nghiệp đã có nhiều động thái thay đổi các hoạt động nghiên cứu thị trường của mình. Về nghiên cứu cung thì doanh nghiệp đã nghiên cứu cung về thị trường trong nước và cung của thị trường khu vực. Nghiên cứu này cho thấy như sau:
+Hiện tại, cả nước còn 37 nhà máy đường, với tổng công suất 75.810 tấn mía/ngày. Trong đó, có 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với công suất bình quân 4.500 tấn, số còn lại 31 DN trong nước chỉ đạt bình quân 1.570 tấn. Phần lớn các nhà máy này quy mô nhỏ, có khi chỉ đạt 700-1.000 tấn mía/ngày. Thiết bị và công nghệ nhập từ Trung Quốc; năng suất, hiệu quả thấp, giá thành cao.
+Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu nhiều tác động của quan hệ cung cầu và giá đường thế giới. Phần lớn trong 60 quốc gia sản xuất đường trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiểu thông qua chính sách thuế nhập khẩu cao và hạn ngạch nhập khẩu. Riêng với Việt Nam chính sách này không có nhiều. Chỉ riêng có hạn ngạch và thuế nhập khẩu thì theo lộ trình gia nhập AFTA Thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm từ 30 % năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa
nhập khẩu là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65% thì còn phải nới ra thêm 5%.
+ Giá đường thị trường thế giới cho đến nay không phản ánh được quan hệ cung cầu mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp của nhiều nước nhất là các nước EU. Những nước này trong nhiều năm qua đã luôn giữ mức giá cao gấp 4 lần giá đường thế giới(Tháng 8/2005 là 631.9 Euro) đã bóp méo thị trường đường thế giới và tác động không nhỏ đến thị trường đường của các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
+ Hiện tại có 37 nhà máy đang hoạt động nhưng nhìn chung là công suất thấp lại hoạt động không có hiệu quả. Cung đối với thị trường trong nước có sự tham gia của các đối thủ là những công ty đường nước ngoài với công suất vượt trội so với những nhà máy trong nước.
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu cung của thị trường của doanh nghiệp đa số dựa vào các bản báo cáo của nhà nước và báo cáo của ngành chứ doanh nghiệp hầu như không trực tiếp tham gia nghiên cứu tìm hiểu.
- Cầu về đường cũng là một yếu tố quan trọng cần nghiên cứu, doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu dựa trên số liệu của các tạp chí cũng như tự mình đi nghiên cứu thị trường và có được những kết quả sau đây:
+ Việt Nam có nhu cầu nhập khoảng 200.000 tấn đường giao hàng vào tháng 5/06. Như vậy thị trường về đường trên thế giới đang có nguy cơ bị thiếu hụt khoảng 5,4 triệu tấn trong vụ mùa năm 2005/06, Năm 2004/05 thiếu hụt khoảng 3,7 triệu tấn đường. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này là các nước sản xuất đường mang đường dự trữ trong kho ra bán, sản xuất đường ở các nước Đông Á giảm và thời tiết xấu làm giảm sản lượng đường. Theo các nhà phân tích đường vụ mùa năm 2005/06, sản xuất đường trên thế giới dự
kiến sẽ là 147,7 triệu tấn đường (vụ mùa năm 2004/05 đạt 142,2 triệu tấn đường).
+ Nhu cầu đường tăng mạnh trong thời gian qua do thời tiết đã vào giai đoạn nắng nóng và nhu cầu về đường để sản xuất bánh kẹo và nước ngọt cũng tăng mạnh và dẫn đến tình trạng thiếu hụt đường thường xuyên nên phải nhập khẩu đường từ nước ngoài.
+ Những tỉnh miền trung và tây nguyên là những tỉnh có mùa khô và nắng nóng kéo dài nên nhu cầu về đường cũng cao hơn khu vực miền bắc nước ta. Cụ thể là nhu cầu đường miền nam chiếm 40% nhu cầu đường cả nước, miền trung là 35% và còn lại là miền bắc.
Công tác nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp dựa vào báo cáo của bộ công thương đồng thời nghiên cứu tại bàn tổng hợp để đưa ra những dự đoán chính xác nhất cho công tác nghiên cứu thị trường.
- Ngoài ra doanh nghiệp còn nghiên cứu về giá cả và sự cạnh tranh trên thị trường nhưng đa số là nghiên cứu thị trường trong nước
Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp được tiến hành do các cán bộ phòng thị trường của công ty phụ trách. Qua thời gian thì việc nghiên cứu vẫn chưa được chú trọng và đa số còn tập trung vào việc thu thập số liệu có sẵn nên tính chính xác của thông tin không cao. Như vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay doanh nghiệp cần có những bước đi tích cực để nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn cho công ty mình. Nghiên cứu thị trường là một công việc khó khăn và đòi hỏi khả năng làm việc cao nên doanh nghiệp phải chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phòng thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên bổ sung lực lượng cho đơn vị này để có thêt hoàn thành nhiệm vụ được giao.