Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may tạ

Một phần của tài liệu bx118 (Trang 35 - 38)

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC

2.2.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may tạ

doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam

- Đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ là quá trình lâu dài, tốn kém không thể tiến hành một cách ồ ạt, tràn lan, nhất là trong điều kiện khó khăn chung. Cán bộ kỹ thuật xem xét đánh giá toàn bộ máy móc thiết bị. Tiến hành thanh lý những máy móc thiết bị không còn phù hợp, không đảm bảo chất lượng mà vẫn đưa vào sử dụng, xác định khoanh vùng, bộ phận cần đầu tư.

- Nâng cao chất lượng đào tạo quản lý, trình độ tay nghề công nhân. Các doanh nghiệp phải có quá trình đào tạo khoa học, cập nhật về kiến thức quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức về chất lượng hịên đại, năng động khả năng nắm bắt cơ hội, năng lực hoạch định chiến lược cả trong ngắn hạn và dàu hạn. Đội ngũ lao động trực tiếp có trình độ, năng lực vận hành máy móc thiết bị mới.

- Thưởng phạt công bằng theo năng lực, trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên. Cố gắng trả lương, trả thưởng, xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, quan tâm thường xuyên tới đời sống vật chất , tinh thần của người lao động, môi trường này phải dảm bảo tính bình đẳng về quyền lợi, nghĩa ụ đánh giá chính xác kết quả đóng góp của người lao động.

- Các khâu các bộ phận cần có sự hợp tác liên kết chặt chẽ, hiệu quả. Các vấn đề về chất lượng được đưa ra tập thể, phát huy quyền dân chủ trong doanh nghiệp trong các buổi giao ban hoặc các cuộc đại hội toàn Tổng công

ty. Cần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh, giữa bộ phận thiết kế và bộ phận Marketting.

- Tăng cương kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm. Chú trọng phát hiện và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ở khâu sản xuất nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo cho chất lượng đầu ra, giảm các chi phí không đáng có.

KẾT LUẬN

Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nằm ở bất cứ quốc gia nào. Nó quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp.

Trong cơ cấu của nền kinh tế nước ta dệt may được xác định là một ngành mũi nhọn. Hiện, sản phẩm dệt may Việt Nam đã xâm nhập hầu hết thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,… Với nhiều đặc tính nổi trội: mẫu mã đa dạng, kiểu dáng đẹp, chất lượng cao

và giá thành thấp nên dệt may Việt Nam có tính cạnh tranh rất cao trên thị trường. Sau một năm gia nhập WTO ngành dệt may nước ta đã xây dựng được một thương hiệu mang tầm quốc tế. Đạt được thành quả đó, một phần rất lớn phụ thuộc vào chính nội lực của các công ty dệt may trong nước.

Trên đây là một số nghiên cứu của em về “Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam”. Do trình độ va thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo cho bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Công Thắng. Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ- Báo Lao Động- Số 268 Ngày 19/11/2008

- GS.TS Nguyễn Đình Phan. Giáo trình Quản lý Chất lượng trong các tổ chức- Nhà xuất bản Lao động-Xã hội. Hà Nội 2005. Trang 9->30

- Mỹ Hạnh. Dệt may Việt Nam: Khó thoát cảnh gia công- Báo Sài Gòn giải phóng- Thứ hai, 12/11/2007

- http://www.vietnamtextile.org/ - www.vinatex.com/

- http://www.garco10.vn

- Ngọc Mai. Dệt may Việt Nam hướng về thời trang - Giải pháp để cạnh tranh-. Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM. Thứ tư, 19-11-2008

- PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền. Giáo trình Quản trị Kinh doanh- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội 2007. Trang 218, 219

- Sách: FEI Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại- Dệt May Việt Nam Cơ hội và thách thức- Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội 2003. Trang 103 - Th.s Hồ Tuấn. Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị- Tạp chí Công nghiệp-Tiếp thị. Thứ Hai, 15/09/2008

- VNEconomy. Dệt may Việt Nam giành ưu thế tại Mỹ- Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Ngày 24/11/2008

Một phần của tài liệu bx118 (Trang 35 - 38)