2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC
2.1.2.2. Ưu, nhược điểm của các giải pháp nâng cao chất sản phẩm dệt
đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là hoạt động dịch vụ sau bán hàng đã có những thay đổi lớn và được khách hàng đánh giá rất cao như giải quyết thắc mắc của khách hàng nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn…
2.1.2.2. Ưu, nhược điểm của các giải pháp nâng cao chất sản phẩm dệtmay may
• Ưu điểm của các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may - Từ việc thực hiện tốt trong mối quan hệ với nhà cung ứng, chú ý đến chất lượng sản phẩm ngay từ nguyên vật liệu đầu vào, không những đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo hoạt động sản xuất và chất lượng đầu ra.
- Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường mà các doanh nghiệp đã nắm bắt được những thông tin phản hồi từ khách hàng về các loại sản phẩm cũng như chất lượng, mẫu mã, giá cả, xác định chính xác nhu cầu của khách hàng và đáp ứng một cách nhanh nhất. Nhờ có thông tin luôn được cập nhật thường xuyên đến toàn thể công nhân viên trong công ty tạo sự thống nhất trong cách thực hiện nên sai sót xảy ra không đáng kể làm chất lượng sản phẩm ngày càng được đảm bảo và ổn định.
- Cùng với công nghệ, công nhân trong các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam ngày càng được nâng cao trình độ tay nghề, sự hiểu biết về quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí.
- Các hoạt động trong và sau bán hàng đảm bảo thoả mãn khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất, nhờ đó tăng uy tín, danh tiếng, duy trì và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp.
• Nhược điểm:
- Công tác nghiên cứu thị trường còn chưa thực hiện một cách triệt để, đồng bộ, hầu như mang tính thăm dò thị trường nên cơ cấu mặt hàng đơn giản kiểu cách mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu thường xuyên của thị trường quốc tế.
- Công tác đánh giá lựa chọn nhà cung cấp chưa tối ưu, chi phí cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp giá nhập khẩu và chi phí vận chuyển cao.
- Các doanh nghiệp còn mang nặng tính kiểm tra sản phẩm cuối cùng, gây hao phí sức lao động, vật tư và không kiểm tra hết được sản phẩm sai hỏng. Tình trạng máy móc còn thiếu đồng bộ trong dây truyền công nghệ bởi những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam.
- Nhiều thắc mắc của khách hàng về lỗi sản phẩm chưa được giải quyết hoặc giải quyết rất chậm làm mất khách hàng, đặc biệt khách hàng là cá nhân, tổ chức đặt hàng với số lượng nhỏ thì việc trả hàng chậm và giải quyết thắc mắc ít được quan tâm.